Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Phương Pháp Góp Ý Cho Người Khác Kiểu "Bánh Kẹp"‏

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đôi khi nhận thấy rằng cần góp ý cho ai đó để họ được tốt hơn, nhưng khi góp ý, có thể bạn nhận lại được phản ứng ngược. 
Hôm nay tôi chia sẻ với bạn một kỹ thuật mà tôi thường dùng để góp ý với bạn bè, đồng nghiệp, học viên, gia đình để cuộc sống mọi người cùng tốt lên.
Phương pháp này giống như một cái bánh kẹp với 2 lớp vỏ bánh và lớp nhân ở giữa.


Tôi gọi đây là phương pháp bánh kẹp bởi sẽ có 1 lần khen để người nghe được mở lòng tiếp thu, một lần góp ý và sau đó lại một lần khen ngợi để họ có cảm hứng thay đổi. 3 nội dung này giống như một cái bánh kẹp, có nhân ở giữa vậy.
a. Hãy cho họ thấy những điểm tốt mà họ có/ họ làm được.Trong phần này, bạn có thể tự làm giúp họ bằng cách nêu ra những điểm tốt mà họ có (nếu nói về cá nhân) hoặc về những điểm tốt mà họ làm được (góp ý về công việc). 
Nếu bạn thực hiện COACHING, hãy hỏi họ để họ tự nhận ra những điểm tốt này. Ví dụ: Hôm nay bạn thấy điều gì tuyệt vời nhất mà bạn đã làm được?
b. Làm gì để Tốt hơnTrong phần này, hãy cho họ biết giải pháp để có thể làm tốt hơn nữa bằng cách khắc phục những vấn đề/điểm yếu. 
Trong COACHING, hãy hỏi xem điều gì họ có thể làm tốt hơn để đạt được mục tiêu. ví dụ: Theo bạn, bạn có thể làm gì để tốt hơn nữa?
Chú ý cho phần này: Đây là phần khác biệt nhất trong nguyên lý “bánh kẹp”, hay còn gọi là NHÂN BÁNH. Thay vì bạn tìm điểm yếu, chỉ trích, chê bai, chúng ta lại tìm ra những điểm đó và chỉ ra GIẢI PHÁP để khắc phục nó. Mọi thứ trở nên nhẹ nhàng vui vẻ và ít áp lực.
c. Ghi nhận và động viênTrong phần này, tổng kết nhanh và nói về 1 điểm tốt đặc biệt khiến họ, hoặc công việc đã làm của họ là đặc biệt, là khác biệt so với những người khác, hoặc công việc khác. Và nhắc rằng chúng ta luôn có thể tốt hơn khi áp dụng phần b.
Hãy thực hành nhiều hơn nữa phương pháp bánh kẹp này, tôi tin rằng bản thân mỗi chúng ta và cộng đồng xung quanh chúng ta sẽ tốt hơn mỗi ngày.
Chỉ cần tốt hơn 1% ngày hôm qua, cuối năm bạn đã tốt lên 37 lần rồi đấy.

Người Thành Công Không Có 7 Điều Này‏


1. Thiếu một mục đích rõ ràng trong cuộc sống. Không có hy vọng thành công cho người không có một mục đích trung tâm hay là một mục tiêu rõ ràng để nhắm tới. 98 trong số 100 người được phân tích đều không có những mục tiêu như vậy.

2. Thiếu tham vọng lớn lao vượt trên những mơ ước tầm thường. Không có hy vọng nào cho những người quá thờ ơ không muốn vươn lên trong cuộc sống và những người không muốn trả một cái giá nào đó để thành công.

3. Không được giáo dục đầy đủ. Đây là một điều bất lợi có thể khắc phục được tương đối dễ dàng. Kinh nghiệm đã cho thấy, những người được giáo dục tốt nhất thường là những người tự rèn luyện bản thân họ. Để trờ thành một người có giáo dục, một mảnh bằng đại học là chưa đủ. Người có giáo dục không nhất thiết phải có tất cả mọi kiến thức, nhưng họ biết áp dụng những kiến thức họ có một cách kiên trì và hiệu quả. Bạn được trả công không chỉ cho những gì bạn biết mà thường là bởi những điều bạn đã làm được nhờ những kiến thức đó. 

4.Thiếu sự nghiêm khắc với bản thân. Kỷ luật thể hiện thông qua sự tự chủ. Điều đó có nghĩa là bạn phải kiểm soát được tất cả những tính cách tiêu cực của mình. Trước khi điều chỉnh được các tình huống xung quanh, bạn phải điều chỉnh được chính bản thân mình. Sự kiểm soát bản thân là việc khó nhất mà bạn phải thực hiện. Nếu bạn không chế ngự được bản thân, bạn sẽ bị chính bản thân mình chế ngự. Bạn có thể đồng thời nhìn thấy cùng lúc một người bạn thân nhất và cả kẻ thù lớn nhất của chính mình khi đứng trước một tấm gương.

5.Sức khỏe kém. Không người nào có thể đạt được những thành công vượt trội trong cuộc sống nếu không có sức khỏe tốt. Nhiều nguyên nhân dẫn đến sức khỏe kém là do không biết kiểm soát và tự chủ. Những tác nhân chính là:
Ăn quá nhiều thức ăn không có lợi cho sức khỏe.
Những thói quen suy nghĩ lệch lạc và tiêu cực.
Tình dục không đúng cách hoặc quá lạm dụng tình dục.
Không thường xuyên tập luyện thể dục đúng cách.
Không đủ không khí trong lành vì hít thở không đúng cách.


6.Sự do dự. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thất bại. Do dự luôn nấp dưới cái bóng của mỗi người, và chờ thời cơ để làm hỏng cơ hội thành công của bạn. Phần đông chúng ta phải sống một đời thất bại vì chúng ta luôn chờ đợi một “thời điểm thích hợp” để bắt tay vào làm điều gì đó đáng phải làm. Đừng chờ đợi. Không có thời điểm nào là thích hợp để thực hiện ý tưởng của bạn. Hãy bắt đầu ngay tại chỗ bạn đang đứng với bất cứ công cụ nào mà bạn có trong tay, rồi bạn sẽ tìm thấy những công cụ tốt hơn trên con đường đi đến thành công.

7.Thiếu kiên trì. Phần đông chúng ta là những người “xuất phát” giỏi như lại là người “về đích” tồi trong mọi việc mà chúng ta làm. Con người hay có xu hướng bỏ cuộc ngay khi nhìn thấy dấu hiệu đầu tiên của sự thất bại. Không gì thay thế được lòng kiên trì. Người coi kiên trì là phương châm sống của họ sẽ phát hiện ra rằng, thất bại cuối cùng cũng trở nên mệt mỏi và phải bỏ cuộc, nó không thể đương đầu được với lòng kiên trì.

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

NGHỆ THUẬT CHÂM NGÒI ĐỘNG LỰC TRONG KINH DOANH

Khi bạn chuẩn bị bước vào kinh doanh hay tạo dựng một doanh nghiệp bạn sẽ rất hào hứng. Nhưng một thời gian, sau khi bạn trải qua và đối mặt với những khó khăn hay thử thách bạn sẽ cảm thấy chán nản hoặc muốn ngưng ngay công việc kinh doanh của mình. Bạn có nghĩ: Bạn đang thiếu đi một thứ, " Một ngọn lửa" hoặc có thể ngọn lửa đó trong bạn quá yếu ớt. Đó chính là "ĐỘNG LỰC".

ĐỘNG LỰC là sự "thôi thúc từ bên trong" của mỗi cá nhân, được xem như một niềm hy vọng, một sức mạnh, nguồn năng lượng tuyệt vời khiến ta phải hành động. Có một công thức kỳ diệu để tạo ra động lực cho bản thân và cho người khác. Vậy công thức đó là gì? 

Hãy thử phân tích từ " ĐỘNG LỰC – MOTIVATION " bằng những lời khuyên nằm trong từng chữ cái, bạn sẽ hiểu được bạn cần phải làm gì để tạo ra động lực cho bản thân trong kinh doanh:

M – Mentor : Doanh nhân còn là người bảo trợ và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với người khác.

O – Optimistic: Đây là yếu tố rất cần trong kinh doanh nhưng cũng không nên quá xa rời thực tế.

T – Technically competent: Một doanh nhân giỏi phải biết tự trang bị cho mình một nền tảng kiến thức và bổ sung liên tục để cải thiện sức cạnh tranh.

I – Innovation: Đây là chìa khóa không thể thiếu cho sự sáng tạo và tăng trưởng trong kinh doanh
.
V – Value : Các doanh nhân nào xây dựng được giá trị cho thương hiệu, khách hàng sẽ đến với họ.

A – Attitude : Trên con đường kinh doanh, bạn không thể tránh khỏi những khó khăn vấp ngã,  dù thế nào cũng luôn giữ một cái nhìn lạc quan và suy nghĩ tích   cực, đồng thời truyền sự lạc quan này đến các cộng sự và giữ họ ở lại với bạn trong suốt cuộc hành trình.

T –Team work : Đừng bao giờ suy nghĩ là bạn có thể tự làm hay giải quyết công việc này một mình, hãy chia sẻ nó với đội nhóm của bạn, bạn sẽ nhận lại được những kết quả mà mình mong muốn.

I –Information : Khi tiến hành xây dựng doanh nghiệp cho riêng mình hãy tìm hiểu và thu thập tất cả thông tin về đối tác, đối thủ hay những gì  bạn cảm thấy là có lợi nhất cho mình.

– Options: Đừng để sản phẩm của doanh nghiệp bạn bị nhàm chán, hãy cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn và đặc biệt là lựa chọn quay lại với doanh nghiệp của bạn.

N – Naturally : Hãy thoải mái khi điều hành doanh nghiệp giống như là óc kinh doanh có sẵn trong DNA di truyền của bạn.

7 CÁCH GIÚP TRẺ HỌC BÀI NHANH, NHỚ BÀI LÂU

CÁCH GIÚP TRẺ HỌC BÀI NHANH, NHỚ BÀI LÂU
1.Tập thói quen làm việc gì ra việc đó
Ba mẹ nên tập cho con thói quen này từ nhỏ, kể cả không cho trẻ vừa học vừa đeo  tai phone nghe nhạc dù mở nhỏ, để trẻ hình thành thói quen học ra học, chơi ra chơi, nghỉ ngơi, giải lao ra nghỉ ngơi giải lao
2. Tránh quá tải
Không phải cứ cho trẻ học liên tục, giờ này qua giờ khác thì trẻ sẽ nhớ nhiều và nhớ lâu, mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi, giải lao phù hợp giưa những giờ học tập hàng ngày nhé.
3. Đọc to, đọc thầm và tự đọc
Để trẻ học bài nhanh thuộc và nhớ lâu, chẳng hạn một bài thơ hay thơ nào đó, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ đọc và thuộc từng cụm ngắn một, như 1- 2 câu/lần, cho đến hết đoạn văn, đoạn thơ.
4.Cho trẻ ghi ra giấy
Những kiến thức trẻ vừa học được, để nhớ lâu, một trong những cách là khuyến khích trẻ ghi ra giấy.
5. Kiểm tra lại
Ba mẹ nên có thời gian biểu kiểm tra kiến thức cũ của con định kỳ hàng tuần, cách kiểm tra đơn giản chỉ là hỏi lại kiến thức của từng môn học mà trẻ đã học trong ngày hôm trước, thậm chí cuối tuần có thể hỏi lại thông tin của những ngày đầu tuần. 
6. Hiểu ý nghĩa
Thay vì chỉ học thuộc lòng kiểu học vẹt, quan trọng hơn hết ba mẹ nên hướng dẫn con hiểu ý nghĩa tóm gọn của đoạn văn, bài thơ hay một bài học bất kỳ nào đó thì khi có dịp gặp lại, ký ức sẽ giúp trẻ hình dung ra toàn cảnh bài học một cách dễ dàng hơn. 
7. Cho con ngủ đủ giấc 
Giấc ngủ là liều thuốc giúp não trẻ phục hồi, củng cố, "tua" lại tất cả kiến thức đã dung nạp trước đó, rồi xử lý, sắp xếp lại thành những "kho" dữ liệu lưu lại ở phần não làm nhiệm vụ ghi nhớ của não.