Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

4 Khía Cạnh Và 5 Cách Tạo Nên Giàu Có Cho Doanh Nghiệp Hoặc Cho Bạn

I. 4 Khía cạnh trong doanh nghiệp cần phải tập trung để tạo nên đột phá.

1. Marketing
Đây là khía cạnh cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ thấy rõ sự quan trọng của nó khi doanh nghiệp của bạn vẫn còn nhỏ. Nó là nguồn tiếp thêm máu cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể tồn tai. Và đó cũng là lý do bạn nhận email hằng ngày từ tôi.
Jay Abraham nói rằng: Thay đổi Marketing sẽ thay đổi kết quả

2. Chiến lược
Đây là một từ nghe có vẻ hoa mỹ. Tuy nhiên, hãy hiểu đơn giản như thế này: Chiến lược là cách chúng ta đi đến mục tiêu. Vì vậy, nó chẳng khác nào việc lên kế hoạch.
Jay có nói: Marketing + Chiến lược = Thuyết phục hoàn toàn thị trường

3. Innovation (Đổi mới)
Đổi mới với mục đích thêm giá trị cho khách hàng. Liên tục đổi mới chính là liên tục thêm giá trị cho khách hàng. Hãy để ý xem, mỗi năm Apple ra mắt bao nhiêu phiên bản, Samsung cũng vậy. Họ luôn đổi mới. Và Marketing sẽ làm nhiệm vụ trao giá trị đó đến tận tay khách hàng

4. Quản trị
Quản trị làm mọi việc được tối ưu và đạt hiệu suất cao nhất. Và nó là bí quyết để doanh nghiệp của bạn có thể bán được.

II. 5 cách tạo sự giàu có cho doanh nghiệp

1. Đầu tiên phải tăng doanh thu và lợi nhuận hiện tại. Nếu doanh nghiệp của bạn đang chỉ có một nguồn thu, bạn sẽ không thể nào phát triển được doanh nghiệp

2. Doanh thu tương lai: Nếu doanh nghiệp của bạn không có hệ thống, chiến lược dài hạn cho dòng tiền trong tương lại đồng nghĩa với việc bạn chẳng sở hữu doanh nghiệp đó.

3. Doanh thu ngoài kinh doanh: Hầu hết doanh nghiệp đều không có doanh thu này. Những doanh nghiệp phát triển đều có hệ thống tạo doanh thu này.

4. Tâm lý/Cảm xúc giàu có. Trừ khi bạn có được sự chắc chắn về thành công, tầm nhìn đúng, có khả năng điều khiển và kiểm soát, nếu không doanh nghiệp của bạn sẽ không thể phát triển

5. Tài sản giàu có của doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp không nghĩ đến điều này. Họ quá tập trung vào việc tạo doanh thu, trong khi đó, nếu doanh nghiệp của bạn ngay từ đầu chủ đích xây để bán thì nếu bán được bạn sẽ sở hữu rất nhiều tiền.

7 Mẹo Học Tiếng Anh Ai Cũng Phải Nằm Lòng‏

Nếu bạn vừa đi làm, vừa cân nhắc chuyện học tiếng Anh, thì đó quả là một quyết định khó khăn. Vì với 24 mỗi ngày, bạn dành hơn 8 tiếng cho công việc, khoảng 7 tiếng để ngủ, 4 tiếng để ăn uống nghỉ ngơi. Vậy tính ra bạn chỉ có khoảng hơn 4 tiếng để làm những việc khác, và học tiếng Anh. Sau đây là 7 tips nên áp dụng để việc học tiếng Anh hiệu quả hơn.

  1. Cách hiệu quả nhất để ôn Ngữ Pháp chính là nói. Đừng ngại mắc sai lầm. Mọi người chỉ có thể giúp bạn chỉnh những lỗi sai khi họ biết bạn đang mắc lỗi nào.
  2. Mở radio tiếng Anh mỗi buổi sáng, mặc dù có thể bạn không chủ động nghe, nhưng nó vẫn giúp nâng cao kĩ năng nghe của mình.
  3. Khi bạn giao tiếp bằng tiếng Anh, đừng cố gắng dịch Tiếng Anh sang tiếng Việt để hiểu, và dịch từ tiếng Việt qua tiếng Anh để nói. Hãy nghĩ bằng tiếng Anh, nó sẽ giúp bạn cải thiện tốc độ xử lí thông tin của mình.
  4. Khi bạn đọc 1 đoạn thông tin, hãy cố gắng hiểu đoạn đó muốn nói gì. Đừng quá lo lắng về việc có nhiều từ bạn chưa biết. Bạn có thể tìm hiểu nó sau vẫn được.
  5. Hãy nói với gia đình về lịch học của bạn, để họ có thể khuyến khích bạn đi học, và cũng không làm gián đoạn việc học của bạn.
  6. Đăng kí làm các bài kiếm tra. Nó sẽ đưa ra các mục tiêu ngắn hạn, tạo cho bạn động lực học chăm chỉ hơn.
  7. Ôn bài! ÔN bài! ÔN BÀI! Hãy luôn đảm bảo rằng bạn sẽ dành thời gian để ôn lại những gì mình đã học, nó còn quan trọng hơn việc bạn học thêm những kiến thức mới nữa.

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

100 Cuốn Sách Quản Trị Kinh Doanh Hay Nhất Mọi Thời Đại

                                        The 100 Best Business Books of All Time
                                                                                                               Jack Covert & Todd Stattersten
    Năm 2009, Jack Covert và Todd Sattersten, những chuyên gia có uy tín nhất về lĩnh vực sách kinh doanh đã tập hợp và lựa chọn 100 đầu sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại, phân chia thành từng lĩnh vực chuyên biệt giúp người đọc nhanh chóng tìm được giải pháp cho những vấn đề đang phải đối mặt, như : con người, lãnh đạo, chiến lược,....

    CON NGƯỜI
    Cải thiện cuộc sống, bản thân và thế mạnh của bạn
    1. Flow (tạm dịch : Dòng chảy), Mihaly Csikzentmihalyi, Harper Perennial xuất bản 2008
    2. Getting Things Done, Hoàn thành mọi việc - không hề khó, David Allen.
    3. The Effective Executive, Nhà quản trị thành công, Peter Drucker.
    4. How to Be a Star at Work (tạm dịch : Để trở thành ngôi sao chốn công sở), Robert E.Kelley.
    5. The 7 Habits of Highly Effective People, 7 Thói quen để thành đạt, Stephen R.Covey
    6. How to Win Friends & Influence People, Đắc nhân tâm, Dale Carnegie
    7. Swim with the Sharks Without Being Eaten Alive, Bơi cùng cá mập mà không bị ăn thịt.
    8. The Power of Intuition (tạm dịch : Sức mạnh của Trực giác), Gary Klein.
    9. What Should I Do with My Life? (tạm dịch : Tôi nên làm gì với cuộc đời mình?), Po Bronson.
  10. Oh, the Places You'll Go (tạm dịch: Ôi, những nơi mà bạn sẽ tới), Dr.Seuss.
  11. Chasing Daylight (tạm dịch : Săn đuổi sự thật), Eugene O'Kelly.

   LÃNH ĐẠO
   Nguồn cảm hứng. Sự thách thức. Lòng can đảm. Sự thay đổi
   12. On Becoming a Leader, Hành trình trở thành nhà lãnh đạo, Warren Bennis
   13. The Leadership Moment (tạm dịch: Những bài học thực tiễn về lãnh đạo), Michael Useem
   14. The Leadership Challenge (tạm dịch: Thách thức lãnh đạo), James M. Kouzes và Barry Z.Posner
   15. Leadership Is an Art (tạm dịch: Lãnh đạo là một nghệ thuật), Max De Pree
   16. The Radical Leap (tạm dịch: Bước nhảy vượt trội), Steve Farber
   17. Control Your Destiny or Someone Else Will (tạm dịch: Kiểm soát vận mệnh của bạn hay để người khác?), Noel M. Tichy và Stratford Sherman
   18. Leading Change, Dẫn dắt sự thay đổi, John P.Kotter
   19. Questions of Character (tạm dịch: Những câu hỏi về tính cách), Joseph L.Badaracco
   20. The Story Factor (tạm dịch : Nhân tố thuyết phục), Annette Simmons và Doug Lipman
   21. Never Give In! (tạm dịch: Không bao giờ từ bỏ), Winston Churchill

   CHIẾN LƯỢC
   Tám sơ đồ tổ chức giúp hoạch định tổ chức của bạn
   22. In Search of Excellence, Kiếm tìm sự hoàn hảo, Thomas J. Peters và Robert H. Waterman
   23. Good to Great, Từ tốt đến vĩ đại, Jim Collins
   24. The Innovator's Dilemma (tạm dịch: Khó khăn của nhà cải cách), Clayton M. Christensen
   25. Only the Paranoid Survive (tạm dịch: Chỉ những kẻ điên rồ sống sót), Andrew S. Grove
   26. Who Says Elephant Can't Dance?, Ai nói voi không thể khiêu vũ, Louis V.Gerstner
   27. Discovering the Soul of Service, 9 = 10, 9 yếu tố quyết định điểm 10 trong kinh doanh, Leonard L.Berry
   28. Execution, Thực thi, Larry Bossidy và Ram Charan
   29. Competing for the Future, Đi sau đến trước, Gary Hamel và C.K. Prahalad

   MARKETING VÀ BÁN HÀNG
   Phương pháp tiếp cận và những cạm bẫy trong hành trình tạo lập khách hàng
   30. Influence, Thuyết phục bằng tâm lý, Robert B.Cialdini
   31. Positioning (tạm dịch: Định vị), Al Ries và Jack Trout
   32. A New Brand World (tạm dịch : Thế giới thương hiệu mới), Scott Bedbury và Stephen Fenichell
   33. Selling the Invisible (tạm dịch: Bán thứ vô hình), Harry Beckwith
   34. Zag, Khoảng cách, Marty Neumeier
   35. Crossing the Chasm, Bí mật marketing trong thị trường Hi-tech, Geoffrey A. Moore
   36. Secrets of Closing the Sale, Nghệ thuật bán hàng bậc cao, Zig Ziglar
   37. How to Become a Rainmaker, Để trở thành nhân viên bán hàng bậc thầy, Jeffrey J. Fox
   38. Why We Buy (tạm dịch: Tại sao chúng ta mua hàng), Paco Underhill
   39. The Experience Economy (tạm dịch: Nền kinh tế trải nghiệm), B.Joseph Pine II và James H.Gilmore
   40. Purple Cow (tạm dịch: Con bò tía), Seth Godin
   41. The Tipping Point, Điểm bùng phát, Malcolm Gladwell

   TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
   Các con số tối quan trọng ẩn sau ván bài
   42. Naked Economics, Đô-la hay lá nho, Charles Wheelan
   43. Financial Intelligence (tạm dịch: Trí tuệ tài chính), Karen Berman, Joe Knight và John Case
   44. The Balanced Scorecard, (tạm dịch: Thẻ điểm cân bằng cá nhân), Robert S.Kaplan và David P.Norton
 
   QUẢN LÝ
   Dẫn dắt và quản lý con người
   45. The Essential Drucker, Tinh hoa quản trị, Peter Drucker
   46. Out of the Crisis, Vượt qua khủng hoảng, W.Edwards Deming
   47. Toyota Production System (tạm dịch: Hệ thống sản xuất Toyota), Taiichi Ohno và Norman Bodek
   48. Reengineering the Corporation, Tái lập công ty, Micheal Hammer và James Champy
   49. The Goal, Mục tiêu, Eliyahu M.Goldratt và Jeff Cox
   50. The Great Game of Business, Kinh doanh - Một cuộc chơi lớn, Jack Stack và Bo Burlingham
   51. First, Break all the Rules, Trước tiên hãy phá bỏ hết những lề thói tư duy thông thường, Marcus Buckingham và Curt Coffman
   52.  Now, Discovery Your Strengths (tạm dịch : Nào, hãy khám phá ưu thế của bạn), Marcus Buckingham
   53.  The Knowing-Doing Gap, Khoảng cách từ nói đến làm, Jeffrey Pfeffer và Robert I.Sutton
   54.  The Five Dysfunctions of a Team, Năm rối loạn chức năng ở một nhóm lãnh đạo, Patrick Lencioni
   55.  Six Thinking Hats, Sáu chiếc nón tư duy, Edward De Bono

   TIỂU SỬ
   Bảy cuộc đời. Những bài học vô tận
   56. Titan (tạm dịch : Người khổng lồ), Ron Chernow
   57. My Years with General Motors (tạm dịch : Những năm thàng của tôi ở General Motors), Alfred P.Sloan
   58. The HP Way, Đường lối lãnh đạo HP, David Packard
   59. Personal History (tạm dịch : Tiểu sử Katharine Graham)
   60. Moments of Truth (tạm dịch : Những khoảnh khắc của sự thật), Jan Carlzon
   61. Sam Walton : Made in America, Sam Walton - Cuộc đời kinh doanh tại Mỹ, Sam Walton và John Huey
   62. Losing My Virginity, Richard Brandson - Đường ra biển lớn, Richard Branson

   KHỞI NGHIỆP
   Bảy hướng dẫn về niềm đam mê và thực tiễn thiết yếu cho bất cứ tổ chức mới nào
   63. The Art of the Start, Khởi thuật, Guy Kawasaki
   64. The E-Myth Revisited, Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả, Micheal E. Gerber
   65. The Republic of Tea (tạm dịch : Đế chế trà), Mel Ziegler, Patricia Ziegler và Bill Rosenzweig
   66. The Partnership Charter (tạm dịch : Thỏa thuận hợp tác), David Gage
   67. Growing a Business (tạm dịch : Gây dựng doanh nghiệp), Paul Hawken
   68. Guerrilla Marketing, (tạm dịch : Marketing du kích), Jay Conrad Levinson
   69. The Monk and the Riddle (tạm dịch : Thầy tu và những điều bí ẩn), Randy Komisar và Kent Lineback

   CÂU CHUYỆN KINH DOANH
   Sáu câu chuyện cổ tích về cả thành công và thất bại
   70. McDonald's : Behind the Arches (tạm dịch : McDonald's : Đằng sau những cổng vòm), John F.Love
   71. American Steel (tạm dịch : Ngành thép nước Mỹ), Richard Preston
   72. The Force (tạm dịch : Mãnh lực), David Dorsey
   73. The Smartest Guys in the Room (tạm dịch : Những kẻ thông minh nhất trong phòng), Bethany McLean và Peter Elkind
   74. When Genius Failed (tạm dịch : Khi thiên tài thất bại), Roger Lowenstein
   75. Moneyball (tạm dịch : Nghệ thuật chiến thắng những cuộc chơi gian lận), Micheal Lewis

   SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI
   Hiểu biết về quá trình phát triển ý tưởng mới
   76. Orbiting the Giant Hairball (tạm dịch : Bài học thức tỉnh và tăng cường sáng tạo), Gordon MacKenzie
   77. The Art of Innovation (tạm dịch : Nghệ thuật đổi mới), Tom Kelley with Jonathan Littman
   78. Jump Start Your Business Brain (tạm dịch : Khai mở trí tuệ kinh doanh), Doug Hall
   79. A Whack on the Side of the Head, Cú đánh thức tỉnh trí sáng tạo, Roger Von Oech
   80. The Creative Habit (tạm dịch : Thói quen sáng tạo), Twyla Tharp
   81. The Art of Possibility (tạm dịch : Vấn đề cũ - Cách nhìn mới), Rosamund Stone Zander và Benjamin Zander

   Ý TƯỞNG LỚN
   Tương lai của sách kinh doanh nằm ở đây
   82. The Age of Unreason (tạm dịch : Thời của những điều phi lý), Charles Handy
   83. Out of Control (tạm dịch : Ngoài tầm kiểm soát), Kevin Kelly
   84. The Rise of the Creative Class (tạm dịch : Sự gia tăng của hàng ngũ sáng tạo), Richard Florida
   85. Emotional Intelligence, Trí tuệ xúc cảm, Daniel Goleman
   86. Driven (tạm dịch : Chèo lái con đường sự nghiệp), Joel Litman, Mark L.Frigo
   87. To Engineer is Human (tạm dịch : Để thiết kế nhân bản hơn), Henry Petroski
   88. The Wisdom of Crowds, Trí tuệ đám đông, James Surowiecki
   89. Made to Stick, Tạo ra thông điệp kết dính, Chip Heath và Dan Heath

   NHẬN CHỨC VỤ
   Mọi người đang tìm kiếm điều gì...
   90. The First 90 Days, 90 ngày đầu tiên làm sếp, Micheal Watkins
   91. Up the Organization (tạm dịch : Nâng tầm tổ chức), Robert Townsend
   92. Beyond the Core, Mở rộng từ giá trị cốt lõi, Chris Zook
   93. Little Red Book of Selling, Bán hàng - không phải ai cũng biết, Jeffrey Gitomer
   94. What the CEO Wants You to Know (tạm dịch : CEO muốn bạn biết điều gì), Ram Charan
   95. The Team Handbook (tạm dịch : Sổ tay làm việc nhóm), Peter Scholtes, Brian Joiner và Barbara Streibel
   96. A Business and Its Belief, Kinh doanh và niềm tin, Thomas J. Watson
   97. Lucky or Smart? ,May mắn hay thực tài? , Bo Peabody
   98. The Lexus and the Olive Tree, Chiếc Lexus và cây Ô liu, Thomas L. Friedman
   99. Thinkertoys (tạm dịch : Phương pháp tư duy sáng tạo), Micheal Michalko
 100. More Than You Know (tạm dịch : Biết mấy cũng không đủ), Micheal J. Mauboussin


Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

8 BÀI HỌC QUẢN LÝ TỪ APPLE


  • Điều tuyệt vời nhất gắn với thương hiệu trái táo khuyết Apple là sự khởi đầu ấn tượng cùng với một nền văn hóa doanh nghiệp tập trung vào con người và công nghệ; tối thiểu hóa sự quan liêu và luôn quan tâm tới nguồn nhân lực của mình.
 Là một kỹ sư công nghệ lâu năm tại Apple, Sachin Agarwal đã học và thấu hiểu phong cách quản lý của Steve Jobs và các lãnh đạo cấp cao của Apple. Agarwal đã làm việc tại Apple sáu năm trước khi chuyển sang làm quản lý tại Công ty Công nghệ Posterous của riêng mình. Song với anh, thời gian sáu năm là quá đủ để thấy được những khả năng lãnh đạo tuyệt vời của “người hùng” Steve Jobs và các cộng sự của ông.
Sự ra đi của Steve Jobs là một sự mất mát khổng lồ mà người kế tục Tim Cook sẽ phải rất vất vả để bù đắp cho Apple. Nhưng nghệ thuật quản lý của ông sẽ vẫn mãi là hành trang quý giá cho các lớp doanh nhân trẻ, trong đó có Agarwal, vươn tới thành công.
  • VỚI MỘT CÔNG TY VỀ CÔNG NGHỆ, CÁC KỸ SƯ LÀ NHỮNG NGƯỜI VẬN HÀNH CHỨ KHÔNG PHẢI NHỮNG NHÀ QUẢN LÝ  
Theo Agarwal, các kỹ sư công nghệ mới chính là những người đã vận hành Apple hàng ngày. "Apple không có nhiều nhà quản lý. Hầu hết các nhóm dự án đều khá nhỏ, và các thành viên đều là các kỹ sư công nghệ”.
Hơn nữa, đa phần các nhà quản lý của Apple đều xuất thân từ các kỹ sư công nghệ, chứ không phải là những người có bằng MBA hay có kinh nghiệm quản lý lâu năm. Điều này đồng nghĩa rằng, những con người giám sát và quản lý dự án luôn nắm rõ công nghệ, hiểu rõ những gì cần cho dự án và có mối liên hệ gần gũi với các thành viên khác.
  • VĂN HÓA TÔN TRỌNG LẪN NHAU GIỮA CÁC NHÀ QUẢN LÝ VÀ NHÂN VIÊN
Tại Apple, xuất phát từ việc hầu hết các nhà quản lý đều có kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ nên hoàn toàn không tồn tại khái niệm “cấp trên” và sự phục tùng bắt buộc của “cấp dưới”. Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng qua lại giữa nhà quản lý và nhân viên. "Sếp của tôi là một kỹ sư công nghệ đã làm việc tại Apple hơn 10 năm trước khi bước lên vị trí quản lý. Đó chính là điều tôi tôn trọng ở ông và nó luôn khiến tôi nỗ lực làm việc hơn để tạo ấn tượng tốt với ông", - Agarwal thổ lộ.
Chính sự tôn trọng lẫn nhau và việc kề vai sát cánh của các thành viên trong những nhóm dự án nhỏ là các yếu tố quan trọng làm nên thành công của Apple ngày hôm nay.
  • TẠO SỰ TỰ DO CHO NHÂN VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN SẢN PHẨM  
Tại Apple, nếu một nhân viên phát hiện ra những vấn đề gây khó chịu hay những điểm sai sót của một sản phẩm nào đó, thì anh ta được phép tự do nghiên cứu và khắc phục những lỗi này mà không cần phải trải qua các thủ tục phức tạp để xin ý kiến và chấp thuận từ phía nhà quản lý trực tiếp của mình.
Với Agarwal, tất cả các dự án tại Apple đều được định hướng và vận hành bởi những mục tiêu chung dài hạn nhưng những kết quả nổi bật thường thuộc về các cá nhân.
  • TẠO THÁCH THỨC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN VIÊN  
Agarwal nhớ lại những năm tháng làm việc của mình tại Apple. Khi đó, anh luôn nhận được những thách thức thực sự từ các cấp quản lý, thông qua những nhiệm vụ khó khăn hơn một chút so với khả năng của anh. “Nhưng kết quả là tôi vẫn hoàn thành những nhiệm vụ đó và còn học hỏi được nhiều thứ”, Agarwal cho biết. Anh đã được đề bạt lên vị trí quản lý dự án chỉ trong vòng sáu tháng kể từ thời điểm anh bước chân vào Apple.
"Apple thực sự có tài trong việc phát triển các nhân viên của mình, cũng như trang bị cho họ các kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân trong công ty" – anh kết luận.
  • THỜI HẠN LÀ THIẾT YẾU
Apple luôn đặt thời hạn hoàn thành công việc rất khắt khe, thậm chí có phần độc đoán. Nhưng theo Agarwal thì hầu như mọi người đều hoàn thành công việc đúng hạn.
"Về mặt chất lượng, một trong những điều quan trọng tôi học được là bạn đừng bao giờ giao bất cứ sản phẩm nào mà không đạt “tiêu chuẩn chất lượng Apple”, đồng thời phải cắt bỏ bất cứ yếu tố nào khiến bạn trở nên chậm trễ”, Agarwal cho biết.
“Đặc biệt tại thời điểm khởi nghiệp, bạn rất dễ cho phép bản thân trễ hạn, nhưng đừng bao giờ đi quá một giới hạn nào. Điều tốt nhất là hoàn thành công việc đúng thời gian và sau đó tiếp tục duy trì điều đó ", Agarwal bổ sung.
  • ĐỪNG CHẠY THEO “CUỘC ĐUA TÍNH NĂNG” VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Tại Apple, các nhà quản lý không tin vào “cuộc đua tính năng” với các sản phẩm của hãng. Và vì thế, họ tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi sản phẩm, thay vì so sánh mình với các đối thủ cạnh tranh để cố gắng trở nên nổi trội hơn ở cùng một mức độ nào đó.
Quan niệm này đã ăn sâu vào văn hóa Apple. Các nhân viên không tập trung vào những gì các đối thủ cạnh tranh của họ đang làm, mà họ chú trọng tới sự cách tân và cho ra đời các sản phẩm đi đầu, độc đáo, và có khả năng làm đảo lộn cả thế giới.
  • TUYỂN DỤNG NHỮNG NGƯỜI ĐAM MÊ SẢN PHẨM CỦA MÌNH
Theo Agarwal, bất cứ ai làm việc tại Aple đều khát khao trở thành một phần của Apple. "Về mặt cá nhân, tôi là một fan cuồng nhiệt của Apple. Điều đó tốt chứ không xấu. Tôi sẵn sàng làm việc gấp đôi thời gian và sức lực cho công ty chỉ bởi vì tôi tin rằng, đó là toàn bộ cuộc sống của mình", - Agarwal tâm sự.
Sự nhiệt tình và hăng hái luôn được xem là chìa khóa quan trọng hướng tới thành công. Các nhà quản lý Apple luôn tìm kiếm những nhân viên thực sự đam mê và yêu mến công ty, sản phẩm, phong cách và văn hóa của Apple.
Agarwal đã mang theo tinh thần này đến Posterous. Anh cho biết: “Những người mà chúng tôi tuyển dụng đều yêu quý sản phẩm của hãng. Và ở đây, có tất cả những gì họ muốn làm để thỏa mãn niềm đam mê của mình".
  • CHÚ TRỌNG SỰ CÂN BẰNG GIỮA CUỘC SỐNG VÀ CÔNG VIỆC  
Tại Apple, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc luôn được chú trọng. “Bạn làm việc chăm chỉ nhưng Apple cũng để bạn tận hưởng thời gian của mình theo cách riêng”, Agarwal cho biết.
Anh nhớ lại rằng, từ các chính sách chăm sóc sức khỏe tuyệt vời cho đến sự hào phóng trong các ngày nghỉ lễ hàng năm đều khiến mọi nhân viên ở Apple yêu quý môi trường làm việc mà hãng tạo ra. “Chúng tôi thích làm việc tại đây, tuy vất vả, nhưng chúng tôi thực sự đang được tận hưởng cuộc sống của mình”.
  • DUY TRÌ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NGAY CẢ KHI CÔNG TY ĐÃ LỚN MẠNH
Như đã nói, Apple luôn chiến thắng vì bản thân công ty đã có một khởi đầu ấn tượng. Nhưng quan trọng hơn hết, Apple vẫn tiếp tục phát huy văn hóa doanh nghiệp của mình ngay cả khi đã trở thành một công ty lớn. 

5 "Tuyệt Chiêu" Marketing Hiện Đại Cho Giới Bất Động Sản



5 "tuyệt chiêu" marketing hiện đại cho giới bất động sản



Chưa bao giờ nhu cầu về bất động sản lại trở nên "hot" như hiện nay, và đặc biệt là với những tiến bộ công nghệ mới nhất, mọi người đều muốn có được những thông tin "nóng hổi" nhất.
Nhiều người thường cho rằng kinh doanh bất động sản là một nghề dễ dàng và nhàn hạ. Chỉ cần xây một loạt các căn hộ, việc còn lại chỉ đơn giản là cho thuê và thu tiền một cách đều đặn? Rất có thể bạn đã nhầm. Chưa bao giờ nhu cầu về bất động sản lại trở nên "hot" như hiện nay, và đặc biệt là với những tiến bộ công nghệ mới nhất, mọi người đều muốn có được những thông tin "nóng hổi" nhất.
Việc áp dụng công nghệ đem lại hiệu quả hơn nhiều so với các hoạt động marketing truyền thống. Bạn có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí như in ấn và thuê văn phòng. Quan trọng hơn, các khách hàng đang trở nên rành công nghệ hơn bao giờ hết, do đó việc xuất hiện trên các kênh truyền thông trực tuyến sẽ giúp bạn tiếp cận họ tốt hơn.
Nếu đang tìm hiểu bí quyết làm nên một doanh nghiệp bất động sản thành công và phương pháp marketing hiện đại để thúc đẩy việc kinh doanh của mình, thì dưới đây là 5 điều bạn cần biết. Ngoài ra, chúng cũng có thể áp dụng được cho nhiều loại hình kinh doanh khác.

1. Sử dụng Marketing "hướng nội" để tăng hiển thị cho website
Công nghệ và internet đang được coi là nhân tố hàng đầu trong ngành bất động sản hiện nay, và đây chính là thời điểm thích hợp để bạn tăng sự hiện diện trực tuyến của mình. Chỉ lập ra mà không thường xuyên cập nhật cho website thì vẫn chưa đủ. Khách hàng ngày nay luôn muốn nội dung phải được cập nhật và phù hợp với các tiêu chí 'tìm kiếm' của họ, dù là tìm nhà, căn hộ hay chung cư.
Trong báo cáo năm 2013 của Hiệp hội môi giới bất động sản của Mỹ (National Association of Realtors), 9 trên 10 người mua sử dụng internet để tìm nhà, và hơn một nửa thường bắt đầu bằng việc tìm kiếm trên mạng. Do vậy, bạn sẽ không muốn bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng này.
Marketing hướng nội (Inbound marketing) là chủ yếu tập trung vào việc thông tin của bạn được tìm thấy bởi khách hàng, bao gồm chiến lược marketing nội dung (content marketing) và các nền tảng trực tuyến để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Bạn cũng đừng quá lo lắng về chi phí bởi "marketing hướng nội" rẻ hơn tới 62% so với "marketing hướng ngoại" truyền thống. Chiến lược này không chỉ dẫn bạn đến với những khách hàng tiềm năng mà còn giúp bạn nhanh chóng đạt được doanh thu mong muốn.
2. Viết blog về việc kinh doanh bất động sản của bạn
Các thống kê cũng cho thấy có tới 57% doanh nghiệp tìm được khách hàng online thông qua blog. Để có thể tiếp cận khách hàng bằng cách này, hãy đảm bảo việc tạo và cập nhật blog một cách thường xuyên. Viết blog có thể giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, do đó, đây là một trong những chiến lược marketing hàng đầu mà doanh nghiệp của bạn không thể bỏ qua. Ví dụ, bạn có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng bằng cách đọc và trả lời các thắc mắc của họ trong bài blog gần đây nhất về việc mua bán nhà. Càng viết nhiều, mọi người sẽ càng biết đến bạn nhiều hơn.

3. Không thể bỏ qua yếu tố di động
Có tới 45% khách hàng online sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính bảng để tìm kiếm nhà, 22% trong số đó tìm và mua được ngôi nhà mơ ước thông qua các ứng dụng di động. Nhận thấy tầm quan trọng của các công nghệ này, do vậy mà 83,6% các nhà môi giới với mức thu nhập 100.000 USD trở lên thường đầu tư không dưới 2.500 USD cho các tính năng công nghệ để tăng cường việc kinh doanh của mình.
Phần lớn mọi người đều rất bận rộn, do đó bạn cần đảm bảo rằng website của mình hiển thị tốt trên các thiết bị di động, từ đó tiếp cận khách hàng và người thuê nhà tiềm năng một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Ưu điểm của nền tảng này là giao dịch nhanh chóng, tạo ra không gian làm việc trên các ứng dụng khác nhau giúp tiết kiệm thời gian và trao đổi thông tin nhanh hơn.

4. Sử dụng kỹ thuật SEO một cách hợp lý.
Tạo ra một trang web cho việc kinh doanh bất động sản và cập nhật nội dung hàng ngày là quan trọng nhưng chưa đủ nếu bỏ qua các công cụ SEO. SEO thực sự sẽ giúp bạn trong việc quản lý trực tuyến, nhờ vậy mà bạn có thể gặp được khách hàng tiềm năng qua internet.
Bạn có thể sẽ cần tới sự giúp đỡ của một chuyên gia SEO mà bạn tin tưởng. Nhưng khi đó, hãy đảm bảo rằng mình chọn được các từ khóa và cụm từ thích hợp nhất với nội dung để trang web của bạn vượt qua các đối thủ trong tìm kiếm trực tuyến. Sử dụng từ khóa chính xác, đặc biệt là trong tiêu đề, sẽ giúp cho trang web của bạn lên đầu danh sách kết quả tìm kiếm.
Quan trọng hơn, cần ưu tiên tới sự liên quan về nội dung. Hãy kiểm tra xem nội dung bạn đang viết có gì liên quan đến những bài viết khác hay không. Nếu có, hãy tạo một đường link nội bộ (back link) dẫn đến những nội dung này để người dùng có thể dễ dàng tra cứu lại các thông tin liên quan đã được viết trước đây. Ngoài ra, điều này cũng giúp cho người dùng ở lại trang web của bạn lâu hơn.

5. Xây dựng thương hiệu bằng các video
Bạn có thể dễ dàng marketing việc kinh doanh bất động sản của mình bằng cách tạo ra những video thú vị. Một cách tốt để bắt đầu là tạo ra một series video về những gì bạn có thể mang đến cho khách hàng. Từ những video này, người dùng sẽ trông đợi nhiều hơn ở những video tiếp theo nếu họ thấy chúng thực sự hữu ích.
Một ví dụ cụ thể là công ty môi giới bất động sản của Greg Geilman ở California với một series các video "Gặp gỡ với người môi giới", trong đó liệt kê danh sách bất động sản cần bán và nhận xét của khách hàng. Qua đó, anh và công ty của mình nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người mà không cần phải tỏ ra tự đề cao hay tiếp thị quá mức.
5 điều quan trọng trên đây có thể được coi là những cẩm nang đầu tiên về marketing hiện đại dành cho giới bất động sản. Nếu được sử dụng đúng cách, chắc chắn chúng sẽ thúc đẩy doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới. Cần nhớ rằng, các nhà môi giới khác cũng đang áp dụng những xu hướng công nghệ mới nhất vào doanh nghiệp của họ. Do đó, chắc chắn bạn sẽ cần nắm bắt các chiến lược marketing trực tuyến mới nhất để đạt được mục tiêu của mình.

4 Sai Lầm "TAI HẠI" Khiến Bạn Học Tiếng Anh Không Khá Nổi

  1. Tự nói “Tôi không có khiếu ngoại ngữ”
Có thể do người thầy dạy tiếng Anh đầu tiên, không gây được ấn tượng, không khiến bạn thích thú tiếng Anh. Từ đó khiến bạn ngại English và nghĩ muốn phát âm chuẩn tiếng Anh cần phải có khiếu hoặc gen kiểu "con nhà nòi". Thực ra nguyên nhân chính là do phương pháp học tiếng Anh quá chú trọng vào văn phạm ngữ pháp hơn là các kĩ năng nghe, nói. Bạn cần một phương pháp đúng, chứ không phải là khiếu. 
       2. Học tiếng Anh theo thời khóa biểu
Tiếng Anh là một ngôn ngữ giao tiếp mà bạn cần tiếp xúc, ứng dụng nó hàng ngày, hàng giờ, chứ không phải như Toán, Lý, Hóa chỉ học theo thời khóa biểu. Việc chỉ học tiếng Anh theo thời khóa biểu ở trung tâm dạy là sai lầm tai hại. Hãy tự tạo môi trường English xung quanh mình. Hát, nghe nhạc, xem phim Mỹ phụ đề tiếng Anh, offline tham gia các sự kiện của sứ quán nước ngoài.
       3Đầu óc bảo thủ, ngại thay đổi và quá logic
Học ngôn ngữ là học một văn hóa mới, bạn cần rộng mở đón nhận như một lẽ tự nhiên. Ngữ pháp, hay quy luật phát âm tiếng Anh có quy tắc nhưng cũng có các trường hợp đặc biệt không theo logic. Hãy biết chấp nhận. Tiếp nhận cái mới, làm phong phú hơn cuộc sống của bạn, và mở ra những chân trời và cơ hội mới.
       4. Giấu dốt, sợ xấu hổ, ngại nói sai
Hãy học ngoại ngữ như đứa trẻ tập nói. Không ngại sai, nói thật nhiều, từ từ điều chỉnh và phát triển sau. Khi bạn nói càng nhiều, não bộ sẽ hình thành các liên kết ngôn ngữ, và biến điều đó thành phản xạ tự nhiên. Như vậy càng nói nhiều, bạn sẽ càng nói “tự nhiên” hơn. Có thể lúc đầu bạn nói chưa đúng. Không sao! Nếu bạn phát hiện ra mình chưa đúng, hãy chỉnh lại.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

9 Kỹ Năng Của Bậc Thầy Marketing

   Peter Drucker nói rằng: “Kinh doanh gồm có hai phần, một là Marketing, hai là Sự Đổi Mới”. Việc Đổi mới mang ý nghĩa “Thêm giá trị cho khách hàng”, còn Marketing có nhiệm vụ đưa giá trị đó đến tận tay khách hàng. Với cương vị là chủ doanh nghiệp, bạn cần phải trở thành Bậc thầy về Marketing để liên tục mang giá trị đến khách hàng của mình.
Bạn cũng phải là bậc thầy Marketing để truyền tải hết ý giá trị của công ty bạn đến từng bộ phận trong công ty, đến từng nhân viên trong công ty.

Bạn cũng phải là bậc thầy Marketing để truyền cảm hứng làm việc cho từng nhân viên trong công ty của bạn. Khi bạn truyền được cảm hứng cho từng nhân viên, là bạn vừa bán được tầm nhìn của bạn cho họ. Và bạn có để ý không, tất cả những doanh nhân nổi tiếng đều là bậc thầy về việc truyền cảm hứng. Thực ra họ là bậc thầy về Marketing. Họ là ai? Bill Gates, Steve Jobs…
Vậy để trở thành bậc thầy Marketing, bạn cần phải có những kỹ năng nào? Hãy tham khảo 9 kỹ năng của bậc thầy Marketing mà Jay Abraham tổng hợp.
   1. Kỹ năng Quảng Cáo/Copywriting
   2. Kỹ năng bán hàng
   3. Kỹ năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng
   4. Kỹ năng chào hàng
   5. Kỹ năng Upsell (Bán thêm)
   6. Kỹ năng Resell (Bán lại)
   7. Kỹ năng Cross-sell (Bán chéo)
   8. Kỹ năng tái định vị
   9. Kỹ năng khiến người khác truyền miệng cho bạn

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Đổ Vỡ Là Bố Thành Công

“Hai bố con ông Lạc đang trên đường về nhà, bỗng nghe tiếng bà Bi hàng xóm la lên: “Ối giời ơi là giời, Thủ ơi là Thủ! Cục cưng của mẹ ơi! Sao con lại bị xước thêm một cái móng tay nữa à. Mẹ lạy con! Con đừng có động chân động tay làm gì hết, cứ ngồi im trong phòng máy lạnh học bài đi. Nhà mình có điều kiện, con muốn gì được nấy. Nghe chưa?”.Ông Lạc nghe vậy cười to: Ha ha ha! Ơ-rê-ka! Nó đây rồi! Tớ tìm ra bố thằng thành công rồi. Thất bại là mẹ thành công! Lâu nay thằng thành công không phát triển mạnh vì mới chỉ có mẹ. Mồ côi bố làm sao vững vàng được. Đổ vỡ là bố thành công. Đời bắt đầu đổ vỡ từ khi ta không làm vỡ cái gì nữa. Bố mẹ song toàn. Thất bại và đổ vỡ. Thằng thành công tha hồ phát triển tài năng. Muốn an toàn tuyệt đối thì chỉ có nước lên bàn thờ! Hít khói thơm, ăn chuối cả nải, ngắm gà khỏa thân!Cậu con trai hào hứng nói: Thế ngày mai họp giao ban đầu tuần bố quyết dẹp ngay mấy xưởng làm ăn thua lỗ triền miên đi nhé. Đổ vỡ là chuyện đời thường. Cứu vãn mãi vẫn thế. Càng cứu càng vãn. Vấn vương làm gì cho khổ, chỉ tổ nhục thêm, lại còn ngăn cản thành công của các đơn vị khác.Ông Lạc gật đầu hướng ứng: Nhất trí cao. Để lâu chỉ tổ đau đầu. Thứ hai giao ban bố sẽ quyết dẹp ngay và luôn” …
Đời bắt đầu đổ vỡ từ khi ta không làm vỡ bất kì cái gì nữaLâu nay,các ông bố bà mẹ mỗi khi nhìn thấy mảnh thủy tinh, cốc vỡ đều cho các con tránh xa, sợ con bị giẫm phải, sợ con chảy máu, sứt tay chân. Nên khi ra đường gặp tai nạn, thấy máu, các em không phải là người bị tai nạn nhưng lại ngất trước, chết trước vì quá hoảng sợ, không biết làm gì cả.Đa số các bậc phụ huynh đều muốn con mình ngồi trong một góc phòng, học chăm chỉ, không phá phách, nghịch ngợm và cho như thế mới là ngoan. Nhưng thực tế, ngoan lại gần với đần nhất. Trẻ luôn được bao bọc trong một lớp tủ kính vô hình mà không tiếp xúc với đời thật. Nên khi bắt đầu bước ra ngoài thế giới đó, các em là những người dễ gặp thất bại, đổ vỡ nhất. Do được dạy sẵn về tính cầu toàn nên các em ít có tư tưởng làm chủ, chỉ mong sự an toàn, đi làm thuê cho người khác, lấy lương “ba cọc ba đồng”, đủ sống nhưng không bao giờ đạt được thành công lớn.Edison đã trải qua hơn 10 000 lần thất bại mới thành công trong phát minh ra bóng đèn sợi đốt. Ông có một câu nói nổi tiếng sau: “Tôi không hề thất bại, tôi chỉ là tìm được mười nghìn cách chưa phù hợp mà thôi. Tôi không nản chí bởi tôi biết sau mỗi lần một nỗ lực sai lầm nào đó bị loại bỏ thì tôi lại bước thêm được một bước gần hơn tới thành công.”Henry Ford đã nói rằng: “Sự thất bại bản chất của nó là cơ hội để cho ta bắt đầu lại một lần nữa theo một cách thông minh hơn”.Thế giới ngày nay đang dịch chuyển rất nhanh, có rất nhiều những cơ hội cho mỗi cá nhân phát triển, nhưng cơ hội luôn đi với thách thức, “rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng cao”. Rất ít thành công đến một cách dễ dàng mà không từng trải qua thất bại. Nếu chúng ta không chấp nhận thất bại, đổ vỡ thì làm sao dám đương đầu với thử thách để thành công