Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

5 LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN KHÔN NGOAN NHẤT!


1. Hãy nhớ rằng bất động sản là ngành kinh doanh tuần hoàn

 Những người hay nhắc đến hiện tượng “tăng vọt giá do đầu cơ” trong bất động sản là những người không đầu tư nhiều thời gian để tìm hiểu đúng bản chất của lĩnh vực này. Ngay cả ở những giai đoạn thị trường sôi động nhất, bất động sản vẫn chỉ là lĩnh vực đầu tư của một số người. Và những nhà đầu tư hay nhà phát triển có đủ hiểu biết về quy luật tuần hoàn trong lĩnh vực này sẽ biết lựa chọn chính xác thời điểm thích hợp cho họ.

2. Trong tương lai mọi thứ sẽ nhỏ bé và rất nhanh nhờ vào internet

 Chúng ta đang gần tiến đến 1 thế giới phẳng nhờ vào Internet. Hãy tận dụng Internet trong việc Markerting cho Bất Động Sản!

3. Hiểu biết, nhiệt tình, chính trực và chăm chỉ

Để đạt được thành công trong lĩnh vực bất động sản, bạn cần có 3 yếu tố quan trọng sau: hiểu biết, nhiệt tình và chính trực

4. Khi thương lượng, hãy nhớ thỉnh thoảng phải dừng lại. Luôn cân nhắc những điều khoản quan trọng. Phía bên kia chắc hẳn sẽ không thích sự im lặng và sẽ nghĩ rằng bạn đang do dự. Hãy đợi cho đến khi phía bên kia phải lên tiếng và nhượng bộ.

5. Đừng bao giờ mất kiên nhẫn
 Kiên nhẫn là thướt đo cho sự thành công trong Bất Động Sản và mọi mặt trong cuộc sống!

8 bài học từ các nhà đầu tư thành công!

 Đầu tư là một cách tuyệt vời để bạn có thể kiếm tiền và để làm được nó bạn sẽ không cần bất cứ bằng cấp nào cả? Bạn có tin không? Không phải ai lớn lên cũng được học về đầu tư, tiết kiệm hay tiền bạc nhưng nếu bạn muốn học hỏi điều gì đó thì đây là những bài học tuyệt vời về đầu tư từ những nhà đầu tư thành công trên thế giới.

1. HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG.
      Bạn có thể học nhiều thứ từ sách, báo, Internet, nhưng đôi khi việc nói chuyện với một người nào đó sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm thú vị. Một nghiên cứu chỉ ra rằng một cuộc nói chuyện với nhà lập kế hoạch tài chính, một người môi giới chứng khoán hoặc với các chuyên gia khác có thể là sự lựa chọn tốt nhất để giúp bạn nhận ra “bạn là ai?”. Họ có thể đưa ra lời khuyên cho bạn dựa trên kinh nghiệm của họ hoặc dựa trên những hiểu biết của họ về luật và phương pháp phân tích đầu tư tài chính. Ngay cả khi bạn phải bỏ ra một khoản nhỏ để có được buổi nói chuyện đó, thì ít nhất bạn cũng sẽ nhận ra được bạn đang ở đâu và những lời khuyên tốt cho bạn.

2. LẬP KẾ HOẠCH CHO ĐIỀU TỒI TỆ NHẤT.

     Bi kịch có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bạn có thể ốm đau hay thâm chí là mất việc, hoặc giá cổ phiếu bạn mua bị giảm, bạn có thể sẽ chết trong khi còn rất nhiều thứ bạn phải làm. 
   Vì vậy, bạn nên có kế hoạch cho điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Đầu tiên, trước khi bạn quyết định đầu tư, bạn hãy chắc chắn có một quỹ dự trữ an toàn có thể chi trả cho các hóa đơn hay các chi phí sinh hoạt trong vòng ít nhất 6 tháng. Cuối cùng, bạn cần một chính sách bảo hiểm nhân thọ nếu bạn còn có những người đang phụ thuộc vào bạn. Số tiền bảo hiểm phải đảm bảo đủ cho số những người đó.
3. HỌC CÁCH CHO ĐI.
     Sử dụng tiền của mình cho các quỹ từ thiện, quyên góp vào nhà thờ hay các tổ chức khác là một điều thật tuyệt vời. Các tổ chức này hỗ trợ rất tốt cho cộng đồng, giúp đỡ những người không nơi nương tựa. 
    Tuy nhiên, bạn cần phải tính toán cẩn thận! Đừng bao giờ cho đi hết số tiền mình có,hãy chắc chắn là bạn có một kế hoạch rõ ràng, và bạn phải nghĩ về bản thân mình trước tiên.
4. LUÔN LUÔN LÀM VIỆC.
    Nếu bạn còn trẻ và còn khỏe, lời khuyên tốt nhất giành cho bạn đó là bạn hãy tiếp tục làm việc. Tiếp tục làm việc đến khi nào bạn có thể bởi vì bạn đang sở hữu điều quý giá nhất: “Thời gian”. Bạn làm việc nhiều, bạn càng có nhiều tiền để đầu tư. Nếu bạn không có kế hoạch kiếm thêm thu nhập khi về hưu (ngoài kinh doanh và bất động sản) bạn cũng cần làm việc tới khi nào bạn có thể, như vậy bạn cũng sẽ sở hữu cho mình một quỹ hưu trí.
5. ĐẦU TƯ DÀI HẠN.
    Bạn có bao giờ xem một bộ phim, khi nhân vật chính đang ở trên sàn giao dịch phố Wall, họ mua và bạn và kiếm hàng triệu đô sau mỗi giao dịch? Sự thật là nếu bạn không có nhiều tiền, kỹ năng và thời gian bạn sẽ không thể kiếm được nhiều tiền từ việc mua bán các cổ phiếu cá nhân.
    Tuy nhiên, việc đầu tư dài hạn đã được chứng minh sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Thử nghĩ nhé! Bạn đầu tư vào một loại cổ phiếu tốt của một công ty đáng tin cậy (thậm chí là các quỹ đầu tư) và cứ để ở đó khoảng 20 năm! Bạn sẽ có đủ thời gian để học cách vượt qua bất cứ khó khăn thách thức nào để thành công.
6. ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG GÌ BẠN BIẾT VÀ NHỮNG GÌ BẠN THÍCH.
     Trong suốt thời kỳ bùng nổ của Dot Com cuối thập niên 90, mọi người đã hỏi Warren Buffet rằng tại sao ông lại không đầu tư vào các cổ phiếu của các công ty công nghệ hay những công ty mới thành lập. Và bạn có biết câu trả lời của Warren Buffet là gì không? Đơn giản là ông ấy không hiểu được cách làm việc và kiếm tiền của họ nên ông ấy đã quyết định không đầu tư. Trong khi những người khác cho rằng với lối suy nghĩ cổ hủ đó ông ta sẽ không thể bắt kịp xu thế của trào lưu mới, và chính điều này đã giúp ông thoát được sự đổ vỡ của thị trường. 
    Như vậy, trước khi bạn quyết định đầu tư vào các công ty cổ phần, công ty tư nhân bạn cần phải nghiên cứu kỹ về công ty đó, hiểu cách họ làm việc, họ kiếm tiền. Chỉ khi bạn thực sự thích công ty đó, muốn sử dụng tiền của mình để mua các sản phẩm và dịch vụ của họ thì bạn mới có thể đạt được lợi ích về sau.
7. ĐỪNG QUÊN NGHĨA VỤ THUẾ.
    Bất kỳ khoản thu nhập nào bạn kiếm được từ việc mua bán cổ phần hoặc bất cứ giao dịch nào khác, chẳng hạn như thanh toán khi bạn mua một sản phẩm đều phải chịu thuế. Chắc chắn đó! Và đó là lý do khi bạn thực hiện bất cứ giao dịch hay mua bán gì, bạn cần phải chắc chắn đã dự trù trước các khoản thuế thì lợi nhuận của bạn mới không bị ảnh hưởng bởi thuế.
8. LIÊN TỤC HỌC TẬP NÂNG CAO KIẾN THỨC.
    Tất cả những nhà đầu tư thành công họ luôn học tập mọi lúc, mọi nơi, và luôn có một (hoặc nhiều) người huấn luyện (người thầy) riêng cho mình.

KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN CHO CÔNG TY NHẬT BẢN

Phỏng vấn là một trong những bước quan trọng nhất để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và giúp bạn đạt được công việc mong muốn. Đối với những công ty Nhật Bản, ứng cử viên nên tìm hiểu về văn hóa và phong cách làm việc của công ty trước  khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Sau đây là những kinh nghiệm và lời khuyên để giành từ nhà tuyển dụng Nhật Bản.

_ Trang phục: Các công ty Nhật rất quan tâm đến phong cách ăn mặc của nhân viên. Hãy chọn trang phục, đơn giản, năng động, lịch thiệp mang phong cách phương Tây.
_ Phong thái: Tự tin, thoải mái và chân thành. Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn, hãy nhìn vào mắt người tuyển dụng và trả lời các câu hỏi một cách dứt khoát. Tránh ngập ngừng, ngại ngùng và lan man.
_ Thái độ: Trả lời các câu phỏng vấn bằng kính ngữ để thể hiện thái độ khiêm tốn, lịch sự và tôn trọng giành cho nhà tuyển dụng.
 
Hãy nhớ, những công ty Nhật Bản đánh giá cao những nhân viên có thái độ lịch sự, chân thật, khiêm tốn và ham học hỏi !

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

6 Bí Quyết Để Tăng Doanh Thu Khi Bán Hàng Online

- Định vị thương hiệu ( bắt buộc)

- Không cầu toàn, xuất phát thật nhanh, điều chỉnh liên tục

- Hãy để người khác lo công nghệ cho bạn

- Làm nội dung website thật tốt

- Tìm đọc các cẩm nang kinh doanh

- Tận tụy trong chăm sóc và quản lý khách hàng

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

NHỮNG LỄ HỘI CỦA NHẬT BẢN

Nhật Bản nổi tiếng  là một đất nước giàu truyền thống với những lễ hội trải dài khắp bốn mùa từ xuân, hạ, thu, đông. Theo chính phủ Nhật Bản, người Nhật có 16 ngày nghỉ lễ mỗi năm. Đối với du học sinh và các bạn sinh sống làm việc tại Nhật,  những dịp lễ hội là cơ hội tuyệt vời để trải nghiệm văn hóa và khám phá phong tục tập quán của xứ sở hoa anh đào. Những ngày lễ lớn và đặc biệt tại Nhật Bản như Ngày mồng một tháng một (Shogatsu), Ngày Thất Tịch (Tanabata), Ngày lễ tảo mộ (Higan), Ngày lễ búp bê (Hina Matsuri),… Thêm vào đó, người Nhật còn có những dịp lễ đặc biệt để tôn vinh tự nhiên và thưởng thức các loài hoa đặc trưng của từng mùa như lễ hội mùa xuân (Aoi và Mifune), lễ hội tuyết (Yuki Matsuri), lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami),…

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT


Khi nhìn người Nhật làm việc tại các công ty, chúng ta thường cảm nhận nặng nề vì cường độ làm việc quá cao hay áp lực công việc lớn, lại có sự phân cấp, làm theo mệnh lệnh, vâng lời và rập khuôn. Nhưng nếu chỉ nhìn nhận vấn đề tới đây, thì ta sẽ không thể hiểu được những thành tựu mới mỗi ngày được sáng tạo bởi nhân viên thuộc các công ty Nhật Bản.
 
Trong chuyên môn, họ được tạo môi trường để có thể sáng tạo tốt nhất trong khả năng của mình. Đôi khi không phải là cái mới nhất nhưng đã làm ra cái tốt hơn trước đây. Bên cạnh đó, người Nhật còn cố gắng đưa vào các sản phẩm của mình yếu tố nghệ thuật để tăng thêm nguồn cảm xúc và tính mỹ cảm cho người sử dụng. Chiến lược phát triển kinh tế của Nhật nói chung và nghệ thuật Marketing Nhật Bản nói riêng đã đi theo những cách thức mới lạ và được cả thế giới ngả mũ kính phục vì tính hiệu quả vượt trội. Gắn liền với sự phát triển là hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và nhân sự phát triển.

10 Điều Lưu Ý Khi Mua Nhà

Một người bạn vừa nhờ tôi chia sẻ vài lời khuyên về vay mua nhà thế chấp. Như bất cứ ai liên quan đến thế giới tài chính, tôi đã chứng kiến nhiều rắc rối nghiêm trọng trong vài năm qua. Mặc dù thời kỳ các khoản vay lớn không cần chứng minh thu nhập đã qua từ lâu, người mua nhà vẫn phải đảm bảo rằng khoản vay này sẽ không đặt họ vào vòng nguy hiểm về tài chính.
Vì vậy, tôi nói với người bạn của mình, trước khi đặt bút ký cần rà lại danh sách kiểm tra sau đây để chắc chắn rằng bạn đang làm tốt trên từng quy tắc.
Thật ra mà nói, nếu hồ sơ hẹn hò trực tuyến của bạn đặt tiêu chuẩn tìm bạn đời thỏa mãn mọi yêu cầu bên dưới, thì chắc bạn sẽ còn độc thân dài dài. “Rõ ràng là bạn không thể làm tất cả những điều này,” Jane Hodges, tác giả của Rent vs. Own cho biết.
Nhưng bất cứ ai tìm đến tôi với nguy cơ bị mất nhà, thì đều đã bỏ qua hầu hết các quy tắc này, kể cả những cái quan trọng nhất. Vì vậy chúng ta hãy nói về mười điều lưu ý khi mua nhà:
luu-y-khi-mua-nha
1. Đừng vay nhiều hơn số bạn có thể trả
Một quy tắc kinh nghiệm phổ biến nói rằng số tiền trả hàng tháng cho khoản vay mua nhà (tiền gốc, lãi, thuế và bảo hiểm) không nên quá 28% tổng thu nhập của bạn.
Rõ ràng, thế giới tài chính của bạn sẽ không phát nổ nếu số tiền này tăng lên 29% hoặc 33%. Nhưng một khoản chi trả cao sớm muộn cũng sẽ khiến bạn khó khăn.
2. Có ít nhất một nguồn thu nhập ổn định trong gia đình
Hiện tại các ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc kiểm tra xem bạn có nguồn thu nhập nào không trước khi xúc tiến cho bạn vay tiền.
Hãy chắc chắn rằng bạn có thu nhập ổn định để đảm bảo việc thanh toán cho khoản vay của bạn.
3. Đừng gánh thêm nhiều món nợ khác
Một khoản vay thế chấp hợp lý sẽ nhanh chóng trở thành gánh nặng bất hợp lý khi bạn có thêm nợ vay mua xe, nợ thẻ tín dụng v.v…
Một quy tắc kinh nghiệm khác nói rằng tổng tiền trả nợ vay mua nhà và vay tiêu dùng nên thấp hơn 36% thu nhập của bạn.
Có người cho tôi xem bảng ngân sách hàng tháng của họ, với 70% thu nhập dành để trả nợ. Điều đó không thể có kết cuộc tốt đẹp.
4. Giữ một mức linh hoạt nhất định trong chi tiêu ngân sách
Bên cạnh việc trả nợ, hàng tháng bạn có các hóa đơn không thể không thanh toán cho những tiện ích, thực phẩm và quần áo thiết yếu, học phí, bảo hiểm… Kế đến là các chi phí cho việc đi ăn ngoài, giải trí, du lịch…
Trong cuốn All Your Worth, Elizabeth Warren và Amelia Warren Tyagi khuyên bạn nên giữ các chi phí thiết yếu thấp hơn 50% thu nhập thực lãnh. Nếu phải trả quá nhiều cho những chi tiêu cần thiết, bạn sẽ mất đi khả năng linh hoạt.
Khi đó, một thời gian thất nghiệp, một ca cấp cứu y tế, hay sự cố hư hỏng xe có thể trở thành thảm họa tài chính ảnh hưởng đến việc thanh toán khoản vay mua nhà của bạn.
5. Có một quỹ dự phòng khẩn cấp
Nếu bạn đang có một quỹ khẩn cấp, đừng dùng nó làm khoản trả trước khi mua nhà.
Nếu bạn chưa có quỹ dự phòng, thì tức là bạn cũng chưa sẵn sàng để đi vay mua nhà.
6. Có các bảo hiểm y tế, tai nạn và nhân thọ
Nếu bạn chưa có bảo hiểm hoặc được bảo hiểm không đủ, bạn cũng chưa thể mua một căn nhà, (trừ phi bạn đang ngồi trên một đống tiền khổng lồ).
7. Trả trước ít nhất 20%
Ở Việt Nam, các gói vay mua nhà thế chấp đều yêu cầu trả trước ít nhất 30%. Các gói vay của Mỹ không có chặn dưới này. Nhưng những khoản trả trước ở mức thấp thường phát sinh vấn đề. Theo thống kê của Felix Salmon, hãng tin Reuters, số khoản vay trả trước 15% -20% trở nên quá hạn cao gấp đôi số khoản vay trả trước 20% trong hầu hết các năm trước cuộc khủng hoảng tài chính.
8. Không sử dụng giá trị căn nhà trong việc hoạch định dòng tiền hưu trí
Bất động sản là tài sản có độ đa dạng hóa thấp, phụ thuộc vào thăng trầm của thị trường, và khó có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt.
Khi hoạch định dòng tiền giai đoạn hưu trí, bạn có thể đưa vào dữ kiện khoản vay thế chấp được trả dứt điểm khi nào, làm giảm chi phí nhà ở ra sao (mặc dù bạn vẫn phải tốn chi phí cho bảo trì, thuế và bảo hiểm).
Nhưng nếu bạn đưa vào giả định căn nhà của mình sẽ gia tăng giá trị ở một tỷ suất cao và bạn có thể bán lấy tiền khi cần, thì hãy cân nhắc kỹ: theo chỉ số Case-Shiller, về dài hạn, giá nhà chỉ tăng bằng với tỷ lệ lạm phát.
9. Hãy chuẩn bị cho sự ổn định
Nếu không phải bạn định ở ngôi nhà này từ bảy đến mười năm, thì chi phí mua và bán nhà có thể đắt đỏ hơn khoản gia tăng giá trị của căn nhà.
Nói một cách đơn giản hơn: Nếu bạn còn khả năng thay đổi chỗ ở nhiều (mà hầu hết mọi người đều đánh giá thấp khả năng này) thì bạn nên chọn phương án thuê nhà.
10. Kiểm tra tỷ lệ giá nhà so với giá thuê để nhận biết dấu hiệu của bong bóng
Mỗi năm vài lần, Trulia.com nhìn vào thị trường nhà ở toàn quốc và nhận định giá nhà đang quá cao, quá thấp, hay hợp lý, dựa trên tỷ lệ giá mua so với giá thuê trong lịch sử (tính bằng cách lấy giá mua một ngôi nhà chia cho giá thuê hàng năm).
Trong giai đoạn bong bóng, giá nhà tại nhiều thị trường tăng đến mức vô lý: Mọi người bỏ $500.000 để mua căn nhà mà có thể thuê với giá $20.000 / năm.
Hiện nay giá nhà ở hầu hết các thị trường đang ở mức vừa phải (tỷ lệ 15 hoặc ít hơn), bạn có thể xem xét thêm giá mặt bằng chung của khu phố.

MANGA - VĂN HÓA TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN


Nếu bạn là một người yêu mến Nhật Bản, thường xuyên tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản thì chắc chắn không thể không biết tới Manga, một trong những thể loại truyện tranh và tranh biếm họa nổi tiếng không chỉ tại Nhật Bản mà trên toàn thế giới.
Manga là nét văn hóa lẫn phương diện nghệ thuật. Lồng vào những cuốn manga còn là văn hóa truyền thống Nhật Bản, những món ăn đăc trưng, những lễ hội văn hóa đặc sắc…. Người đọc biết được luật bóng chày - một môn thể thao yêu thích của người Nhật, biết được về cách mặc bộ đồ Kimono, biết lịch sử và cách mà các võ sĩ kiếm đạo luyện tập, biết được tinh thần bất diệt của một Samurai. Ngoài ra còn biết đến sức hấp dẫn của các món ăn Nhật, cách chế biến các món ăn, tinh thần truyền thống của người dân đất nước này....

36 Ý Tưởng Khuyến Mại Giúp Tăng Doanh Số Bán Hàng

Nếu bạn nghĩ “khuyến mãi chỉ đơn giản là giảm giá” thì bạn đã lầm, khuyển mãi có rất nhiều phương thức khác nhau! 36 tuyệt chiêu khuyến mãi này sẽ khiến khách hàng của bạn bị bao vây bởi 1 rừng cám dỗ, khó lòng mà thoát khỏi.
Khuyến mại là một trong những công cụ tiếp thị tốt nhất đối với các doanh nghiệp bán lẻ, từ các doanh nghiệp mới thành lập cho đến những doanh nghiệp đang trong giai đoạn cố gắng để chiếm lĩnh thị trường. Chiến lược khuyến mại mang đến cho doanh nghiệp 2 lợi ích: tạo cơ hội thuận lợi hơn cho việc tiêu thụ sản phẩm và tạo ra lợi nhuận. Có thể nói, khuyến mãi là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp bán lẻ.
1. Giảm giá “giả vờ”: Nếu bạn không muốn hoặc không thể giảm giá vì đó là hàng cao cấp hoặc là khách hàng nghi ngại về chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau khi giảm giá, bạn có thể sử dụng phương thức giảm giá “Giả vờ”, chỉ ưu đãi giảm giá một chút ít so với giá trị của sản phẩm.

2. Giảm giá “thanh lý”: Chỉ với 99k, 199k bạn có thể sở hữu tất cả các sản phẩm nào đó nằm trong danh mục giảm giá hoặc “selected items” - giảm giá cho một số mặt hàng cụ thể trong dịp khuyến mại đó. Chiêu này các cửa hàng thời trang rất hay áp dụng khi vào thời kỳ cuối vụ hoặc thời kỳ cạnh tranh cao điểm.

3. Giờ vàng, ngày vàng và tuần lễ vàng: Đây là những chiêu thức mà các nhà bán lẻ vẫn thường áp dụng để thu hút khách hàng mới cũng như khách hàng tái mua sản phẩm tại cửa hàng, siêu thị của mình. Hãng X đưa ra chương trình Giờ vàng giá Shock, chỉ giảm giá một số mặt hàng nhất định vào một giờ cố định, hoặc trong ngày cố định hoặc cả một tuần lễ vàng. Ví dụ như Tuần lễ vàng của hãng LG, SamSung vv… Chiêu này thì hầu hết các nhà bán lẻ đều áp dụng, nhất là các nhà bán lẻ điện máy ở Việt Nam thường xuyên áp dụng.

4. Khuyến mại giá sốc: Mua 1 sản phẩm, tặng 1 sản phẩm cùng mức giá, bán sản phẩm trị giá 499k với giá 10 ngàn đồng v.v… với số lượng hạn chế là những cách mà các cửa hàng bán lẻ hấp dẫn khách hàng nhằm gia tăng sự thu hút của khách hàng và góp phần làm cho khách hàng đến với cửa hàng nhiều hơn.

5. Kỹ thuật đặt giá lẻ: Kỹ thuật đặt giá lẻ do các nhà Bán lẻ lớn trên thế giới đưa ra từ rất lâu, ở VN gần đây mới áp dụng vào công việc kinh doanh. Với mức giá bán lẻ như 14,99 USD cho một sản phẩm thời trang hay 999K cho một sản phẩm thiết bị điện tử được bán tạo cảm giác cho khách hàng cảm thấy được rẻ hơn khi giá bước sang đầu số tiếp theo. Đây cũng là một kỹ thuật khôn ngoan đã được rất nhiều nhà bán lẻ, người làm kinh doanh áp dụng.

6. Giảm giá theo thời gian: Bạn có thể đưa ra chương trình giảm giá theo thời gian nhưng không báo trước cho khách hàng và không tiết lộ cho khách hàng biết. Khách hàng chỉ được biết mức giảm giá của ngày hôm đó. Nhưng giá của bạn luôn giảm theo từng ngày. Ví dụ bạn có thể đưa ra chương trình giảm giá trong 1 tuần để xả hàng. Ngày đầu tiên bạn giảm giá 10%, ngày thứ 2 bạn giảm giá 20%, ngày thứ 3 bạn giảm giá 30% và tiếp đến ngày thứ 7 bạn giảm giá 70% và bạn bán hết sạch hàng. Mấu chốt của vấn đề là bạn không được tiết lộ cho khách hàng biết trước kịch bản giảm giá.
7. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm: Rất nhiều nhà bán lẻ khi bán 01 sản phẩm họ không giảm giá cho 01 sản phẩm đó, hoặc giảm giá rất ít cho 01 sản phẩm đó. Nhưng họ lại đề ra chương trình giảm giá tới 30%, 40% khi bạn mua từ 02 hoặc 03 sản phẩm cùng loại. Hoặc bạn sẽ được ưu đãi trừ đi một số tiền (30$, 300k) khi mua từ 2 sản phẩm trở lên.

8. Giảm giá “kép”: Bạn có thể vừa giảm giá theo số % cho khách hàng, đồng thời nếu như hóa đơn của khách hàng đạt một mức thanh toán nào đó (ví dụ 5 triệu đồng) bạn có thể trừ tiếp một số tiền ưu đãi cho khách hàng (giảm giá thêm 500k) hoặc tặng thêm cho khách hàng một món quà nhỏ để khuyến khích khách hàng mua nhiều.

9. Chương trình bốc thăm trúng thưởng: Hiện nay có nhiều nhà bán lẻ tổ chức các chương trình bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng tại cửa hàng hoặc tại hệ thống của công ty. Với loại hình này, các cửa hàng bán lẻ có thể đưa ra chương trình bốc thăm may mắn 100% trúng thưởng với các hóa đơn thanh toán có giá trị từ bao nhiêu tiền (ví dụ 500k) trở lên, tất cả các phiếu bốc thăm đều là những phần quà nhỏ giúp cho khách hàng cảm thấy may mắn và kích thích khách hàng thanh toán nhiều hơn cho hóa đơn. Hoặc một số nhà bán lẻ có chương trình quay số dự thưởng trúng những sản phẩm có giá trị cao như ô tô, xe máy, vàng bạc vv… cho cả hệ thống trên toàn quốc ví dụ các ngân hàng với chương trình dự thưởng khi gửi tiền tiết kiệm, siêu thị điện máy với chương trình “vào hè”, “khai trương chi nhánh mới”… Hoặc bốc thăm trúng thưởng ngẫu nhiên trong các sản phẩm như bột giặt OMO, bia lon Hà Nội vào những dịp Tết hoặc những dịp đặc biệt như World Cup bóng đá…

10. Ưu đãi dành cho hội viên: Các nhà bán lẻ lớn như trung tâm thương mại, siêu thị và các hệ thống bán lẻ lớn khác thường xuyên áp dụng phương thức này, đó là phát hành thẻ hội viên (miễn phí hoặc có phí) và rồi thực hiện việc ưu đãi, giảm giá cho hội viên của mình. Đối với loại hình này có rất nhiều cách giảm giá, ví dụ như “ngày hội thành viên” – chỉ giảm giá cho thành viên của hệ thống, hoặc là những đặc quyền ưu đãi khác (ưu tiên, tích điểm, đổi quà) cho thành viên, hội viên của các nhà bán lẻ

11. Khách hàng tự do trả giá: Nhà bán lẻ sẽ lên danh sách các sản phẩm tham gia vào chương trình khuyến mại đặc biệt này. Nhà bán lẻ sẽ đưa ra mức giá trần và mức giá sàn và cả bước giá để cho khách hàng tự do trả giá trong khoảng giá sàn-trần đó nhằm đem lại cảm giác và trải nghiệm mới cho khách hàng, cho phép khách hàng mặc cả nhưng trong mức giá đã ấn định. Thông thường các nhà bán lẻ sẽ nhận được mức giá Sàn bởi vì người tiêu dùng có xu hướng trả giá thấp nhất.

12. Thẻ tích điểm (thẻ VIP, khách hàng trung thành): Các nhà bán lẻ cũng thường xuyên áp dụng hình thức khuyến mại này để gia tăng sự trung thành của khách hàng và khả năng tái mua của khách hàng đối với hệ thống của cửa hàng. Khi khách hàng mua sản phẩm tại cửa hàng nhiều lần, cửa hàng sẽ tặng cho khách hàng một thẻ tích điểm, thẻ tích điểm này sẽ cộng dồn các hóa đơn mà khách hàng đã thanh toán trong một thời gian. Tiếp đến, nhà bán lẻ sẽ đưa ra chính sách tích điểm dành cho khách hàng trung thành bao gồm các ưu đãi, các mức giảm giá khi khách hàng tích điểm. Điều này khiến cho khách hàng trung thành với cửa hàng hơn và mong muốn được nâng hạng thẻ và được ưu đãi nhiều hơn.

13. Bù tiền thừa cho khách hàng bằng quà tặng: Hiện nay rất nhiều siêu thị áp dụng hình thức bù tiền thừa cho khách hàng bằng hình thức tặng quà quy đổi tương đương. Ví dụ khách hàng thanh toán 498K cho một hóa đơn và trả 500K cho người thu ngân. Thu ngân có thể trả cho khách hàng một thanh kẹo nhỏ thay vì tiền lẻ.

14. Làm tròn giá: Nhiều nhà bán lẻ thường làm tròn giá khi thanh toán hóa đơn cho khách. Ví dụ bạn mua rất nhiều sản phẩm tại một cửa hàng tạp hóa, tổng hóa đơn thanh toán của bạn là 510K, người bán hàng sẵn sàng chỉ lấy của bạn là 500K và nói “thôi em bớt 10 nghìn cho chị”. Đây cũng là một chiêu giảm giá rất khôn ngoan và tỏ ra thân thiện với khách hàng, làm cho khách hàng cảm thấy thích người bán hàng và cửa hàng hơn.

15. Bán hàng trọn bộ: Các nhà bán lẻ rất khôn ngoan khi làm tăng sản lượng mua của khách hàng trong một lần mua bằng cách tạo thành các “gói sản phẩm”, “bộ sản phẩm” để bán kèm. Khi mua cả gói sản phẩm, cả bộ sản phẩm, bạn sẽ mua nhiều sản phẩm cùng một lúc với một mức giá ưu đãi hơn so với việc mua lẻ từng sản phẩm.

16. Dịch vụ miễn phí: Các nhà bán lẻ hiện đại hiện nay áp dụng rất nhiều các dịch vụ miễn phí nhằm lôi kéo khách hàng đến mua sắm và thăm quan tại cửa hàng/ siêu thị và yên tâm mua sắm. Đồng thời cũng làm gia tăng chất lượng dịch vụ và sự khác biệt của cửa hàng với các đối thủ khác. Ví dụ một trung tâm mua sắm đồ nội thất có không gian trông nom, chăm sóc và cho trẻ em chơi miễn phí để bố mẹ yên tâm chọn đồ, thậm chí trung tâm này còn có cả những quán café nhỏ với đồ ăn và đồ uống rất ngon với giá rất rẻ.

17. Giảm giá hàng tồn kho, hàng bán chậm, hàng lỗi: Đây cũng là cách các nhà bán lẻ bán các sản phẩm ra thị trường nhằm rút vốn và cắt giảm rủi ro. Họ có thể tiến hành thanh lý, xả hàng, hàng trưng bày, hàng mẫu, hàng dùng thử, hàng lỗi v.v… với giá rất rẻ kèm theo những chính sách và lời chỉ dẫn rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ khi bạn mua hàng (ví dụ không đổi trả, không bảo hành), tất nhiên là với giá bán rất rẻ, và khách hàng cũng hài lòng với những gì mình mua được.

18. Tri ân khách hàng: Các nhà bán lẻ thường xuyên áp dụng chiêu thức này để “tri ân khách hàng” nhằm tạo ra các chương trình khuyến mại đặc biệt cho từng khách hàng, ví dụ như vào ngày sinh nhật của khách hàng, khách hàng có quyền ưu tiên mua hàng giảm giá tại cửa hàng, trong khi những khách hàng khác vẫn phải mua với giá gốc.

19. Khuyến mại ra mắt sản phẩm mới: Một số hãng bán lẻ và nhà sản xuất khi ra mắt sản phẩm mới, họ có thể cho ra đời chương trình khuyến mại là dùng thử hoặc quyền mua sản phẩm giá rẻ với số lượng hữu hạn người mua đầu tiên. Với phương thưc này, rất nhiều khách hàng đã thức đêm để đợi được mua các sản phẩm mới với giá rất hời.

20. Dịch vụ tư vấn miễn phí: Các nhà bán lẻ hiện nay còn sử dụng các chuyên gia để tham gia bán hàng và tăng uy tín với người tiêu dùng. Nếu bạn mua các sản phẩm thời trang, sẽ có nhà thiết kế tư vấn về việc mix đồ, nếu bạn mua các sản phẩm dinh dưỡng sẽ có chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, nếu bạn mua mỹ phẩm sẽ có chuyên gia trang điểm bán hàng cho bạn v.v… Đây thực chất cũng là một hình thức bán hàng khuyến mại cao cấp.

21. So sánh giá: Rất nhiều nhà bán lẻ treo biển “chúng tôi bán sản phẩm X rẻ nhất Hà Nội”. Đây cũng là một lời cam kết giảm giá của các nhà bán lẻ nhằm thu hút người tiêu dùng đến mua các sản phẩm tại cửa hàng của mình. Phương thức này cũng rất dễ áp dụng và dễ dàng thành công, bởi ngày nay người tiêu dùng luôn quan tâm đến giá.

22. Nguyên tắc 80-20: 20% mặt hàng bán chạy nhất hoặc những mặt hàng trùng lặp/ giống với cửa hàng khác thường được bán với giá cạnh tranh hơn hoặc giá rẻ hơn các đối thủ. 80% mặt hàng còn lại có thể có giá ngang bằng hoặc cao hơn so với đối thủ. Nguyên tắc kinh điển này khiến cho khách hàng dễ dàng tin tưởng rằng cửa hàng của bạn luôn bán những giá tốt nhất.

23. Luôn THÊM chứ không BỚT: Đây là một nguyên tắc đơn giản nhưng không phải nhà bán lẻ, người làm kinh doanh nào cũng làm được. Bạn có thể định giá một khóa học cố định, sau đó bạn sẽ tặng thêm cho khách hàng cuốn sách, cẩm nang nghề nghiệp, phần mềm hỗ trợ, các dịch vụ đi kèm trước-trong và sau bán, các cơ hội nghề nghiệp, cam kết hỗ trợ v.v… để khách hàng nhận được nhiều hơn.

24. Khuyến mại ngẫu nhiên
: chọn lọc khách hàng có chủ đích hoặc tập khách hàng ngẫu nhiên để gửi chương trình khuyến mại đến tập khách hàng đó mà không phải tất cả các khách hàng. Ví dụ như Viettel nhắn tin sms thông báo cho các chủ thuê bao chương trình Khuyến mại, không phải tất cả các thuê bao đều cùng nhận được tin nhắn khuyến mại cùng một thời điểm.
25. So sánh giá: Các nhà bán lẻ có thể dùng phương thức so sánh giá để cho khách hàng cảm thấy sản phẩm của họ thật sự rẻ hơn các đối thủ hoặc thật sự cao hơn nhưng đánh vào yếu tố chất lượng. Việc so sánh giá này có thể kết hợp với việc trưng bày các sản phẩm khác để giúp khách hàng dễ so sánh về giá và về chất lượng của sản phẩm.

26. Cải tiến sản phẩm và mẫu mã sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên mức giá bán: điều này khiến cho khách hàng cảm thấy sản phẩm đang được rẻ đi và khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn trong khi chi phí của nhà sản xuất và nhà bán lẻ không hề tăng hơn nhiều.
27. Tặng phiếu mua hàng, phiếu giảm giá: Hình thức này là một hình thức khuyến mại mà các nhà bán lẻ cũng thường xuyên áp dụng và đem lại được rất nhiều lợi ích. Bạn chuẩn bị khai trương cửa hàng mới? Ra mắt sản phẩm mới? Bạn hãy tặng phiếu mua hàng giảm giá đặc biệt cho khách hàng nhân dịp khai trương hoặc ra mắt sản phẩm mới. Hoặc bạn có thể tặng phiếu mua hàng giảm giá cho khách hàng sử dụng vào những lần tiếp theo. Hoặc phiếu mua hàng có giá trị giảm giá trong nhiều lần.

28. Mua sản phẩm tặng kèm dịch vụ hoặc hỗ trợ dịch vụ: Bạn mua xe máy, bạn được nhà bán lẻ hỗ trợ tiền đăng ký xe; bạn mua ô tô, bạn được tặng miễn phí một khóa đào tạo lái xe, một gói bảo hiểm xe cơ giới; bạn mua quần áo bạn được tặng dịch vụ giặt là miễn phí trọn đời cho sản phẩm được mua đó…

29. Khuyến mại Win-Win: Bạn có thể không giảm giá và sản phẩm dịch vụ của mình, nhưng bạn có thể khuyến mại cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ hoặc phiếu giảm giá của đối tác, bạn hàng mà bạn có chung tập khách hàng. Ví dụ, bạn bán giầy dép dành cho trẻ em, bạn có thể tặng vé dịch vụ spa miễn phí cho các khách hàng nữ giới.

30. Khuyến mại cho đối tác
: Bạn có thể ký các chương trình khuyến mại ưu đãi dành riêng cho các khách hàng của đối tác. Đây cũng là những hình thức khuyến mại ưu đãi mà các nhà bán lẻ điện máy, thời trang, thực phẩm thường xuyên áp dụng rất thành công. Ví dụ, nhà bán lẻ X sẽ giảm giá ưu đãi cho khách hàng là chủ thẻ của ngân hàng Y.
31. Khuyến mại “đa cấp”: Các nhà bán lẻ có thể áp dụng công thức bán hàng đa cấp vào hoạt động bán lẻ truyền thống, bằng cách đưa ra chương trình khuyến mại cho khách hàng B nếu như khách hàng B được khách hàng A giới thiệu đến mua hàng. Điều này làm cho cả khách hàng A và khách hàng B đều cảm thấy hài lòng và gia tăng thêm khách hàng mới cho cửa hàng.

32. Dịch vụ cao cấp cho sản phẩm bình thường: Một quán bia bình dân, tuyển dụng nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn “hotgirl”, mặc đồng phục và trang điểm như “tiếp viên hàng không”, giao tiếp và thái độ phục vụ rất nhã nhặn. Kết quả là quán bia luôn luôn đông khách và khách hàng rất hài lòng về dịch vụ của quán.

33. Sản phẩm/ Dịch vụ dùng thử: Đây cũng là một hình thức khuyến mại mà các nhà bán lẻ luôn sử dụng để áp dụng mỗi khi tung sản phẩm mới ra thị trường. Các nhà bán lẻ cho phép khách hàng dùng thử dịch vụ, thậm chí là dùng thử trong thời gia dài trước khi khách hàng có thể ra quyết định mua sản phẩm đó.

34.  Khuyến mại vào những dịp đặc biệt: Các nhà bán lẻ luôn có kế hoạch trong đầu về tất cả những ngày lễ có thể khuyến mại được cho khách hàng: Tết Nguyên đán, Lễ tình yêu 14/2; Quốc tê Phụ nữ 8/3; Tết Độc lập 30/4; Tết Thiếu Nhi 1/6; Ngày thầy thuốc việt Nam, Ngày khai trường; Ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Noel, Lễ Tạ Ơn, các chương trình sinh nhật công ty, khai trương cửa hàng v.v…
35. Bảo hành mạnh tay: Để thúc đẩy khách hàng rút tiền của mình, một trong những rào cản là vấn đề niềm tin. Khách hàng muốn đạt được kết quả, đồng thời họ cũng muốn được an toàn khi mua hàng. Khi bạn có thể mạnh tay bảo hành về sản phẩm và dịch vụ của mình, khách hàng sẽ có đủ an tâm để ra quyết định hành động

36. Luôn luôn giữ chữ tín với khách hàng: đây là một hình thức khuyến mại đặc biệt nhất, các nhà bán lẻ luôn luôn cần ghi nhớ phải giữ chữ tín với khách hàng. Bán đúng giá, bán đúng chất lượng, không làm ăn gian dối với khách hàng, bán đúng cam kết, giữ lời hứa về các dịch vụ trước-trong-và sau bán với khách hàng v.v… thì đó chính là hình thức Khuyến mại tuyệt vời nhất

10 Tuyệt Chiêu Giữ Chân Khách Hàng‏

Dưới đây là mười chiến lược mà bạn có thể sử dụng để bán các sản phẩm back-end cho khách hàng hiện tại của bạn:

1. Khi bạn giao sản phẩm đầu tiên mà họ mua, thêm vào đó một tờ thông tin hoặc tài liệu về sản phẩm  back-end của bạn.

2. Đăng ký miễn phí cho khách hàng tạp chí điện tử khi họ mua sản phẩm của bạn. Bạn có thể đưa quảng cáo về sản phẩm back-end của bạn trong mỗi số phát hành.

3. Gửi thiệp chúc mừng tới khách hàng vào các ngày lễ hoặc vào ngày sinh nhật của họ. Đưa một quảng cáo nhỏ về sản phẩm back-end của bạn vào đó.

4. Sau khi mọi người đặt hàng sản phẩm đầu tiên của bạn từ trang web của bạn, đưa họ đến một trang "cảm ơn" và bao gồm quảng cáo về sản phẩm back-end của bạn trên trang đó.

5. Gửi cho khách hàng một món quà bất ngờ miễn phí sau khi họ đặt hàng sản phẩm đầu tiên của bạn. Bạn có thể đính kèm một quảng cáo khác với quà tặng miễn phí cho các sản phẩm back-end của bạn.

6. Nếu bạn đang bán một sản phẩm điện tử, ví dụ một ebook, hãy đưa quảng cáo cho sản phẩm back-end của bạn vào trong đó.

7. Cung cấp cho khách hàng của bạn một website thành viên miễn phí " Chỉ dành cho Khách hàng". Bạn có thể bao gồm quảng cáo cho sản phẩm back-end của bạn một nơi nào đó bên trong các trang web riêng đó.

8. Liên hệ với khách hàng qua điện thoại và hỏi xem họ hài lòng với đơn hàng họ đã mua hay không. Bạn có thể cho họ biết về sản phẩm back-end của bạn.

9. Gửi khách hàng của bạn một lá thư cảm ơn bạn bằng thư hoặc e-mail. Bạn có thể đề cập đến sản phẩm back-end trong bức thư.

10. Hỏi khách hàng của bạn nếu họ muốn được nhận những thông tin về sản phẩm mới. Bạn có thể giúp họ đăng ký để nhận được e-mail cập nhật.

Doanh nghiệp của bạn sẽ có doanh thu cao thêm nhiều nhờ việc bán các sản phẩm back-end

8 Phản Biện Gây Sốc Về Những Khái Niệm Marketing Thông Dụng

Thế giới marketing ngày nay tồn tại một loại “kiến thức truyền miệng”, tức là những thông tin hoặc niềm tin chưa kiểm chứng hoặc thiếu nghiên cứu nghiêm túc để chứng thực. Mark Ritson, giáo sư ngành marketing, tư vấn và tác giả nổi tiếng trên trang tạp chí chuyên ngành Marketing Week đã đưa ra 8 phản biện về các “kiến thức truyền miệng” khiến nhiều marketer phải giật mình. Marketing Jobs xin được giới thiệu 8 phản biện đó của ông trong bài viết này.

Millennials

Marketer thời nay dường như có nỗi ám ảnh không cưỡng lại được với millennial (nhóm đối tượng thuộc thế hệ từ khoảng 18 tuổi đến khoảng 33 tuổi). Ritson cho biết tỉ lệ số lượng bài viết về millennial so với bài viết về các nhóm đối tượng khác là 42:1
Sự ám ảnh này có thật sự hợp lý hay không? Ritson ước tính số lượng millennial chỉ chiếm khoảng 10% dân số và sở hữu thậm chí số phần trăm còn ít hơn về mặt thu nhập. Và thực ra có thể nào đánh đồng nhóm đối tượng rộng từ 18 đến 33 tuổi hay không?
Ritson nhận định: “Câu trả lời cho mọi câu hỏi trong ngành marketing hiện nay thường là millennial. Đó là kiểu marketing lười biếng. Millennial không tồn tại (đối với marketing). Đúng là có thế hệ millennial nhưng thật không đúng khi nói rằng tất cả họ đều khác biệt so với thế hệ đi trước… Millennial chỉ giúp chúng ta xác nhận sự ám ảnh của chính chúng ta với tuổi trẻ, rằng marketing thực sự chỉ quan tâm đến những khách hàng trẻ tuổi.”

TV advertising

Ritson là một người cổ xúy cho việc quảng cáo trên TV, và ông cũng cố gắng thay đổi suy nghĩ của mọi người rằng quảng cáo TV đang chết dần trước sự phát triển của digital marketing. Theo số liệu ông đưa ra, thế hệ trẻ ngày nay đúng là có xem TV ít hơn, nhưng không phải là hoàn toàn không xem TV.        
“Marketer thường có niềm tin do tự mình tạo nên rằng digital đang thay đổi thế giới và các hình thức quảng cáo truyền thống đang bị hủy diệt. Thật là điên rồi. Tại Mỹ, người tiêu dùng xem TV nhiều hơn tất cả các phương tiện khác, bao gồm cả điện thoại và máy tính cộng lại.” Ritson chia sẻ.
 “Nhiều ngườ vẫn đang xem TV. Điều này sẽ tiếp tục mãi mãi? Có thể là không. Nhưng hiện thời thì TV vẫn đang chiếm thế thượng phong, không những không chết mà còn áp đảo.”

CSR

Corporate social responsibility (CSR – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) có thể là một khái niệm đã được khẳng định, nhưng Ritson muốn xem xét lại khái niệm này. Theo phân tích của Reputation Institute, Google được xem là công ty có danh tiếng tốt nhất năm 2015 trên toàn thế giới mặc dù công ty này chỉ trả 20 triệu bảng Anh tiền thuế từ doanh thu 3 tỉ bảng Anh, tức là số tiền thuế Google đóng chỉ bằng chưa tới 1% tổng doanh thu.
Ritson thừa nhận Google không làm điều gì bất hợp pháp, nhưng ông đặt vấn đề “đạo đức” với việc tránh trả tiền thuế quá nhiều của Google. Ông cho rằng “Để có danh tiếng tốt không chỉ bao gồm không vi phạm luật pháp mà còn cả việc phải làm những điều đúng đắn (về mặt đạo đức doanh nghiệp)”
Ritson cũng cho rằng CSR không có nhiều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Ví dụ, Volkswagen, một công ty xây dựng thương hiệu dựa trên việc tạo ra dòng xe thân thiện với môi trường, đang vướng phải scandal cực lớn liên quan đến việc gian lận kết quả kiểm tra khí thải. Vậy mà tại châu Âu, doanh thu bán xe của Volkswagen vẫn đang tăng đều đều.
“Nếu các công ty với chiến lược CSR khổng lồ như Volkswagen làm những việc (gian lận) như vậy, từ phía doanh nghiệp, có thể thấy CSR chẳng có ý nghĩa gì với họ. Mặt khác, nếu khách hàng cũng không quan tâm và vẫn mua xe của Volkswagen như chưa hề có chuyện gì xảy ra, rõ ràng CSR cũng chẳng có ý nghĩa gì với khách hàng.”

Targeting

Gần đây việc khoanh vùng đối tượng để làm marketing (người ta thường dùng thuật ngữ “targeting” để nói về việc này) đang bị chỉ trích bởi chính những người trong ngành. Những người chỉ trích cho rằng nhóm đối tượng cần để ý đến là “7 tỉ người trên hành tinh này”.
Ritson không đồng ý. Trong một số thị trường, việc marketing đại trà có thể phù hợp. Tuy nhiên, theo ông, đối với hầu hết các thương hiệu, việc targeting là hết sức quan trọng vì họ có nguồn lực hạn chế, do đó cần tiếp cận đúng những đối tượng có nhu cầu mua hàng.
“Nếu bạn target mọi người, thứ duy nhất bạn có thể nói về là sản phẩm. Khi bạn phân chia nhóm đối tượng, bạn có thể target các nhóm đối tượng khác nhau và dùng những thông điệp quảng cáo khác nhau dựa trên nhu cầu đa dạng của họ.”
Ritson cũng cho biết thêm: “Lý do nhiều thương hiệu thường có định vị giống hệt nhau là vì họ target tất cả mọi người. Khi biết chia nhóm đối tượng, chúng ta có thể định vị tốt hơn và dựa trên kinh nghiệm của tôi, có thể kiếm nhiều tiền hơn.”

Brand valuation

Apple được định giá khác nhau bởi nhiều công ty: Interbrand định giá 170 tỉ USD, BrandZ định giá 240 tỉ USD còn Brand Finance lại định giá 128 tỉ USD.
“Nếu những công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới còn không thể thống nhất được trong vòng 100 tỉ USD giá trị của một thương hiệu, bạn biết rằng việc định giá thương hiệu không có ý nghĩa gì.” Ritson nhận xét.

Ngân sách zero-based

Các thương hiệu như Unilever, Mondelez và Coca-Cola đều đã áp dụng phương pháp thiết lập ngân sách zero-based cho bộ phận marketing của họ trong vài tháng gần đây. Phương pháp này nghĩa là ngân sách của marketing sẽ bắt đầu từ con số 0 và mọi chi phí đều phải được chứng minh là hợp lý thì mới được chấp thuận về mặt ngân sách. Cho dù năm nào bộ phận marketing cũng chạy ad hay email marketing thì cũng không có nghĩa là năm sau ngân sách sẽ được mặc định dành cho các hoạt động này: bộ phận marketing phải chứng minh chi phí này đem lại lợi ích cho công ty một lần nữa rồi mới được cấp ngân sách hoạt động.
Một số người cho rằng phương pháp này chỉ mang tính chất giảm thiểu chi phí mà không đem lại ích lợi gì, nhưng Ritson lại nghĩ khác. Ông cho rằng đây là cách ưu việt hơn hẳn để thúc đẩy marketer chứng minh được return-on-investment, và định vị phòng marketing là một nơi đầu tư sinh lời chứ không phải một gánh nặng về ngân sách.

Mục đích của thương hiệu

Thông thường các thương hiệu sử dụng mô hình “thang lợi ích” trong việc marketing, bao gồm các cấp bậc từ quảng bá chi tiết sản phẩm cho đến quảng bá lợi ích của sản phẩm, từ lợi ích thiết thực cho đến lợi ích về cảm xúc.
“Chúng ta luôn muốn leo lên càng cao càng tốt trên “thang lợi ích”. Càng lên cao chúng ta càng tạo được giá trị lớn cho sản phẩm và thành công nhiều hơn. Tuy nhiên, xảy ra những trường hợp khi chúng ta càng lên cao chúng ta lại càng vươn ra quá rộng, và nhảy ra khỏi chính “thang lợi ích” của thương hiệu.” Ritson khẳng định.
Marketer, ở bậc cao nhất trong thang lợi ích, dành quá nhiều thời gian “truyền cảm hứng” cho mọi người với mục đích của thương hiệu mà quên đi mất chính sản phẩm của mình. Marketer thế hệ này không muốn bán sản phẩm và chỉ muốn “truyền cảm hứng”.
“Hầu hết marketer không còn muốn làm marketer nữa ngày nay. Họ cảm thấy xấu hổ khi phải bán một món hàng. Nếu bạn là một marketer cho Coca-Cola, bạn sẽ bán nước ngọt có ga hay là truyền cảm hứng về niềm hạnh phúc?”

Digital marketing

“Khái niệm digital đã kết thúc. Mọi thứ đều là digital. Nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa.” Ritson nói.
Vấn đề là, tư duy về digital hiện nay đang hạn chế chính các marketer. Digital là một phương pháp, không phải một chiến lược.
“Bạn không phải là một marketer giỏi nếu bạn bắt đầu bằng một dụng cụ thay vì chẩn đoán vấn đề. Hãy bỏ dụng cụ xuống và quay trở lại bàn luận về chiến lược. Hãy nghĩ xem bạn cần làm gì rồi mới chọn lựa dụng cụ, phương pháp.
“Facebook, Instagram, radio và TV đều là dụng cụ. Chúng đều là marketing, nhưng không phải tất cả. Phần lớn marketing là về chiến lược. Thế nhưng giờ đây tất cả những gì người ta nói về marketing không phải là chiến lược mà lại là về các dụng cụ.”