Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

3 Chiến Lược Huy Động Vốn Từ 50 Triệu đến 1 Tỷ Đồng


BẠN ĐANG THIẾU TIỀN ĐỂ KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ ? TÔI HƯỚNG DẪN BẠN 3 CHIẾN LƯỢC ĐỂ HUY ĐỘNG VỐN TỪ 50 TRIỆU ĐẾN 1 TỶ ĐỒNG.

Ví dụ : Một người bạn của tôi mua bất động sản trị giá 10 tỷ. Anh ấy làm thủ tục thế chấp tài sản đó và vay ngân hàng được 70% số tiền. Như vậy chỉ cần có 3 tỷ là anh ấy mua được tài sản này. Một người bạn khác mua mảnh đất 800 triệu và số tiền chị ấy bỏ ra là 250 triệu.


CHIẾN LƯỢC SỐ 1 : VAY

Hầu hết mọi người khi nghĩ đến OPM, thường chỉ nghĩ đến vay tiền. Có thể vay của những ai?Vay người quen, anh em, bạn bè, gia đình, bố mẹ,… Vay ngân hàng, cầm đồ tổ chức tài chính, quỹ tín dụng,… Tôi chỉ lưu ý các bạn những điểm như sau:

Vay lãi suất thấp

Nhiều người khởi nghiệp thường vay lãi suất cao để kinh doanh, và họ không biết rằng tiền lãi vay đã ngốn sạch lợi nhuận của họ.
Ví dụ: Bạn đi vay với lãi xuất 2%/ tháng. Nếu vay 1 tỷ bạn phải trả mỗi tháng 20 triệu đồng. Họ thường nghĩ rằng sẽ dễ dàng kiếm được 50- 100 triệu mỗi tháng với số tiền 1 tỷ nên cứ mạnh dạn vay.
Sai lầm và mọi người thường không tính lãi vay theo năm. Nếu bạn vay với lãi xuất là 2% mỗi tháng thì một năm bạn phải trả 24%. Vậy 1 tỷ, một năm mất 240 triệu tiền lãi.

Tôi biết có những người vay với lãi suất lên đến 6% một tháng từ các cửa hàng cầm đồ. Vậy một năm là 72%/ năm. Vay 1 tỷ mất 720 triệu tiền lãi.

Nhiều người không biết rằng các nhà đầu tư thành công nhất thế giới như Warren Buffett cũng không làm sinh sôi lợi nhuận quá 30%/ năm (con sô tỷ suất với các loại hình đầu tư, không tính sự phát triển của doanh nghiệp).

Họ cứ đi kinh doanh và hy vọng kiếm được nhiều tiền hơn nhưng thực tế đây là một sai lầm lớn. Nếu bạn đang tạm thời phải sử dụng khoản vay lãi cao, thì hãy nhanh chóng đáo
hạn (đổi sang loại vay có lãi suất thấp hơn) hoặc kết thúc ngay khoản vay đó trước khi nó ăn thịt bạn).
Lưu ý: Ưu tiên vay Không cao hơn lãi suất ngân hàng cho bạn vay. Nếu bạn vay từ khoản vay gia đình, thì lãi suất bằng lãi suất ngân hàng hoặc không có lãi suất càng tốt.

CHIẾN LƯỢC SỐ 2: HỢP TÁC

Ví dụ 1: Một người A có 200 triệu rủ cùng một người B có 800 trăm triệu mua một bất động sản trị giá 1 tỷ đồng. Do cơ hội này là người A phát hiện ra được và họ là người triển khai kế hoạch dự án nên A đề xuất với B lợi nhuận là 40-60 B vui vẻ đồng ý vì tiềm năng của dự án và kinh nghiệm của người A.

Ví dụ 2: Trường hợp khác A không có tiền, nhưng biết một cơ hội đầu tư và giới thiệu với B. A đề xuất để được hưởng 20% lợi nhuận nếu thương vụ thành công. B đồng ý với điều kiện sau khi kết thức thương vụ, nhận được tiền đầy đủ sẽ thanh toán cho A.Ví dụ 3: Một người A phát triển một doanh nghiệp nhưng anh ta không có tiền. Mời một người B đầu tư vào công ty của mình. B đầu tư số tiền là 500 triệu đồng và không tham gia điều hành. Do A có kinh nghiệm chuyên môn, phụ trách chính việc phát triển công ty nên A và B thống nhất lợi nhuận là 50-50. B hài lòng vì tìm được người có khả năng xây dựng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và sinh sôi đồng vốn của mình.

Ghi nhớ: Hợp tác là một hình thức khôn ngoan khi gọi vốn và không phải chịu áp lực lãi vay. Khuyến khích nếu bạn khởi nghiệp thường xuyên suy nghĩ sử dụng hình thức này.Lưu ý: Phân chia lợi nhuận như thế nào?

Nếu trong trường hợp ví dụ 1, nếu người B muốn đề xuất là phân chia theo đúng lợi nhuận góp vốn 20/80 thì câu hỏi là bạn có làm hay không? Thực tế thời gian đầu khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc phân chia thấp bạn vẫn phải làm.

Tại sao? 
Vì chỉ có làm bạn mơí có kinh nghiệm. Nếu bạn cứ mãi cân đo đong đếm thì sẽ không bao giờ tìm được đối tác và không bao giờ triển khai công việc.

Ghi nhớ: Thời gian đầu , hợp tác có thể tỷ suất lợi nhuận thấp cũng làm. Làm để có kinh nghiệm (Tất nhiên ban đầu bạn vẫn đề suất với đối tác tỷ lệ mà bạn mong muốn). Ở giai đoạn sau, khi bạn đã làm được vài thương vụ, bạn có thể đề suất với các đối tác tỷ suất lợi nhuận mà bạn nắm giữ cao hơn.Tại sao? Vì bây giờ bạn đã có nhiều kinh nghiệm và bằng chứng chiến thắng, bạn có thể trao đổi với đối tác, và nếu tỷ lệ không ưng ý, bạn có thể tìm cho mình đối tác khác.

CHIẾN LƯỢC SỐ 3: ĐÀM PHÁN

Ví dụ 1: một người A mua bất động sản 3 tỷ đồng nhưng chỉ có 1,5 tỷ đồng trong tay Anh ta đề suất với chủ nhà cho nợ lại khoản tiền 1,5 tỷ đồng và trả lại trong vòng 6 tháng. Trong khoảng thời gian 6 tháng, anh ta quảng cáo, tìm được khác hàng mua với giá 3,5 tỷ đồng. Như vậy thương vụ này , A đã kiếm được 500 triệu đồng nhờ khôn ngoan đàm phán với chủ nhà.

Ví dụ 2: Một nhà phân phối quần áo bán lẻ A, bằng những lời lẽ khôn ngoan và mình chứng về uy tín của mình, anh ta đã đề suất với bên sản xuất cho phép mình được phép công nợ, lấy hàng trước và thanh toán sau 3 tháng. Số tiền công nợ được phép tối đa là 1- 5 tỷ đồng. Nhờ hình thức này dù không có tiền, A vẫn có nguồn hàng lớn để bán sau đó thu lợi nhuận và thanh toán đầy đủ cho nhà sản xuất.

Tóm lại chúng ta vừa biết được 3 loại hình OPM cơ bản:
1) VAY
2) HỢP TÁC
3) ĐÀM PHÁN

Lưu ý : Đây chỉ là 3 hình thức cơ bản, ngoài ra còn rất nhiều cách nữa để huy động vốn. Vậy tác dụng là gì khi bạn hiểu 3 loại hình này?

Lợi ích

1) Bạn có thể có ít tiền hoặc không có tiền nhưng vẫn có thế bắt đầu kinh doanh ngay bây giờ
2) Khi bạn vô tình thấy một cơ hội, thay vì bỏ qua như tất cả mọi người bạn bắt đầu suy nghĩ cách xử lý. Làm thế nào để vay? Làm thế nào để hợp tác? Hoặc làm thế nào để đàm phán?

3) Hầu hết mọi người bị giới hạn về số tiền đầu tư của mình. Họ có bao nhiêu thì đầu tư bấy nhiêu. Nhờ biết OPM, bạn có thể đầu tư mà không bị giới hạn

4) Giảm rủi ro. Nhờ hợp tác và đàm phán, trong nhiều thương vụ, bạn sẽ giảm rủi ra xuống cho mình khi có các đối tác cùng chia sẻ.
(Nguồn : Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét